Thường thì sẽ là tay phải, không phải vì là tay thuận của hầu hết mọi người, mà bởi vị trí đặt ăng ten trong những chiếc điện thoại.
Nếu bạn là chủ nhân của một chiếc iPhone, có lẽ bạn sẽ có được trải nghiệm nghe gọi tốt nhất khi sử dụng tay (và tai) phải mỗi khi nhận một cuộc gọi đến. Đây là kết quả có được sau khi nghiên cứu mức độ hiệu quả của việc thu và phát sóng ở nhiều mẫu điện thoại phổ biến hiện nay, được thực hiện bởi các nhà khoa học theo yêu cầu từ Hội đồng Bộ trưởng Bắc Âu.
Có lẽ, đối với rất nhiều người trong chúng ta, những chiếc điện thoại thông minh như một món đồ mang đầy "phép màu". Chúng có thể thu phát các "tín hiệu vô hình", giúp ta theo dõi tin tức ở khắp mọi nơi trên thế giới, kết nối với người thân, v...v... Tất nhiên, để làm được điều này, những chiếc điện thoại cần phải sử dụng ăng-ten để bắt và phát sóng - và các mẫu điện thoại thông minh đều đã khéo léo giấu chiếc ăng-ten này đi phía bên trong điện thoại.
Thế nhưng, việc ẩn những chiếc ăng-ten này đi cũng đồng nghĩa rằng, người sử dụng sẽ không biết chúng nằm ở vị trí nào trên điện thoại - và do đó không biết khi nào thì mình "chắn sóng", khi nào không. Các hãng điện thoại khác nhau, cùng các mẫu điện thoại khác nhau, đương nhiên, sẽ có vị trí đặt ăng-ten khác nhau. Vậy nên, việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản là bạn dùng điện thoại bằng tay nào, đôi khi cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của những chiếc ăng-ten kia.
Mô phỏng thí nghiệm được thực hiện để đo sóng điện thoại
Để xác thực những giả thuyết trên, ông Gert Frølund Pedersen, đến từ trường Đại học Aalborg, đã đặt các mẫu điện thoại khác nhau bên trong một không gian thí nghiệm có khả năng đo được độ mạnh, yếu của sóng điện thoại.
Về cơ bản, những chiếc điện thoại của bạn hoạt động bằng cách thu và phát tín hiệu từ các trạm phát sóng. Vậy nên, cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của cuộc gọi là đo xem, mức độ hiệu quả của việc phát sóng từ điện thoại tới các cột phát sóng của nhà mạng ra sao.
Dưới đây là kết quả Pedersen thu được sau khi thí nghiệm với các mẫu điện thoại phổ biến nhất. khi được cầm bởi tay phải, ở tần số 900 MHz (tần số được hầu hết các nhà mạng trên thế giới sử dụng cho việc nghe gọi điện thoại). Tín hiệu được đo bằng đơn vị dBm (decibel-milliwatt), càng lớn chứng tỏ khả năng phát sóng của điện thoại càng mạnh, và do đó chất lượng cuộc gọi cũng sẽ tăng cao.
Kết quả thí nghiệm đối với những mẫu điện thoại phổ biến. iPhone có sự chênh lệch quá lớn giữa tay trái và tay phải
Nếu đánh giá theo tiêu chí này, có lẽ những chiếc iPhone có chất lượng cuộc gọi thấp nhất, đặc biệt là khi bạn sử dụng điện thoại bằng tay trái. Điều này có thể là bởi khi đặt điện thoại phía bên tai trái, cơ thể chúng ta đã trở thành "rào cản" chắn sóng hơn rất nhiều so với việc sử dụng tay và tai bên kia. Cũng có thể, mọi chuyện đơn giản chỉ là ăng-ten của iPhone chất lượng kém hơn so với các mẫu điện thoại khác.
"Đối với rất nhiều mẫu điện thoại, chất lượng cuộc gọi phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn nghe điện thoại phía bên nào" - báo cáo kết luận. "Đối với các thí nghiệm về những dịch vụ dữ liệu khác, việc sử dụng điện thoại bằng tay nào cũng có một số ảnh hưởng nhất định, nhưng không đáng kể như việc nghe và gọi."
Thực ra, về cơ bản, nếu như bạn thường xuyên ở khu vực mà sóng điện thoại luôn "ngập tràn", thì việc cầm điện thoại bằng tay trái hay tay phải cũng sẽ không ảnh hưởng gì lắm đến chất lượng cuộc gọi. Tuy nhiên, trong những chuyến công tác xa, những chuyến du lịch đến các vùng xa xôi hẻo lánh, thì việc mất sóng hay "nghe gọi chập chờn" bỗng chốc lại trở thành vấn đề gây đau đầu. Những lúc này, bạn có thể chỉ đơn thuần đổi điện thoại bên tay kia, biết đâu chất lượng cuộc gọi sẽ tăng cao hơn.
Tham khảo qz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"