Apple đang có nguy cơ đi vào vết xe đổ của BlackBerry khi ngủ quên trên đỉnh cao để rồi bị các đối thủ bỏ xa lúc nào không hay.
*Theo lời tác giả Marco Arment
Trước khi iPhone ra đời, BlackBerry là vua của smartphone. Ngôi vương của BlackBerry dường như không thể bị lung lay, vì theo hầu hết mọi phương diện, BlackBerry là sản phẩm tốt nhất và thành công nhất với vai trò của smartphone ở thời điểm đó: email và gọi điện thoại.
Khi iPhone xuất hiện, BlackBerry tiếp tục thành công trong một thời gian ngắn. Nhưng iPhone đã thay đổi hoàn toàn cục diện thị trường. iPhone đã thay đổi vai trò của smartphone: từ thiết bị gửi email chuyên dụng trở thành máy tính cá nhân thu nhỏ với hệ điều hành mạnh tương đương desktop và hệ sinh thái ứng dụng phong phú.
Sự thống trị của BlackBerry đã kết thúc không phải vì RIM (công ty sản xuất BlackBerry) bắt đầu bán ra các sản phẩm kém chất lượng hơn, mà vì họ không hiểu được vai trò của smartphone trong kỷ nguyên mới và quá trễ để bắt kịp các đối thủ. RIM đã không dành thời gian phát triển một hệ điều hành đẳng cấp thế giới và xây dựng đội ngũ các thiết kế giỏi. Họ đã không tích lũy đủ năng lực sản xuất hàng loạt các sản phẩm điện tử chất lượng cao và các công cụ phát triển ứng dụng. Đây là những thứ mà Apple phải mất hơn một thập kỷ để phát triển và tạo tiền đề cho sự ra đời của iPhone.
Kể cả BlackBerry có nhận thức được vấn đề vào năm 2007, không một sự thay đổi nào có thể giúp họ được. Họ đã bắt đầu quá muộn và các đối thủ đã đi trước quá xa.
Hiện nay, Amazon, Facebook, và Google đang đặt cược vào trí tuệ nhân tạo (AI), trợ lý ảo và các giao diện dựa trên giọng nói. Họ hy vọng rằng những thứ này sẽ là tương lai của công nghệ. Nếu họ đúng, sẽ có một công ty phải sống trong sợ hãi. Và đó nhiều khả năng là Apple.
Apple vẫn đang làm tốt công việc của mình. Nhưng nếu thị trường chuyển hướng sang ưu tiên những dịch vụ AI dựa trên dữ liệu lớn (big data), Apple sẽ có nguy cơ rơi vào vết xe đổ của BlackBerry gần một thập kỷ trước. Mặc dù rất thành công với cái mình đang làm, nhưng điều đó là không đủ và BlackBerry đã không thể bắt kịp sự thay đổi của thị trường.
Amazon, Facebook, và đặc biệt là Google, đã đầu tư mạnh tay vào AI và dịch vụ web big data trong nhiều năm. Họ đã ưu tiên những lĩnh vực này, liên tục cải tiến và tích lũy dữ liệu liên quan, phát triển thuật toán và gây dựng đội ngũ nhân tài hùng hậu.
Nói là Apple “kém ở dịch vụ” là không chính xác. Họ rất giỏi ở những dịch vụ phân phối dữ liệu trực tiếp ở quy mô rất lớn, như iMessage và iCloud. Cái mà Apple đang yếu thế là dịch vụ big data và AI, ví dụ như tìm kiếm, phân loại, truy vấn ngôn ngữ có độ phức tạp cao. Apple có thể tạo ra những phiên bản sơ khai của tất cả lĩnh vực trên, nhưng đối thủ của họ đã vượt rất xa và khoảng cách đang ngày một nới rộng.
Apple đang không cho thấy những tiến bộ hoặc đầu tư đáng kể nào trong các lĩnh vực trên. Sự trì trệ của Apple cho thấy họ đang tự mãn với chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý, thành tích và đội ngũ nhân lực của mình. Họ có thể đúng, họ có thể ổn.
Nhưng nếu Google đi đúng hướng, Apple sẽ mất rất lâu để đuổi kịp. Thâu tóm một vài cái tên trong các lĩnh vực trên là không đủ. Nếu Apple muốn có dịch vụ AI và big data mạnh trong một thập kỷ tới để duy trì khả năng cạnh tranh, họ cần phải phát triển đội ngũ nhân lực và cơ sở hạ tầng liên tục trong nhiều năm trời. Họ cần trở thành một công ty dịch vụ big data. Các dịch vụ big data AI của họ cần tốt hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn bây giờ.
Nhưng đáng tiếc là điều đó đang không xảy ra ở Apple. Trở thành một công ty dịch vụ AI big data không phải là chuyện một sớm một chiều. Đó là một quá trình chuyển đổi kéo dài nhiều năm, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người và sự tương tác của cả thế giới.
Google đang cực kỳ thành công ở những lĩnh vực mà họ cho là quan trọng. Họ có thể sai, những dịch vụ AI này có thể không được xã hội đón nhận giống như Google Glass. Google đã phát triển nhiều công nghệ ấn tượng nhưng kỳ cục và chẳng đi đến đâu. Nếu Google sai, và thế giới công nghệ tiếp tục được thống trị bởi smartphone như hiện any, Apple sẽ ổn. Họ đang làm rất tốt và sẽ tiếp tục duy trì vị thế trong một thời gian dài.
Nhưng nếu Google đúng, đó sẽ là một cơn ác mộng cho Apple.
Tham khảo: marco.org
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"