Nếu muốn nghe câu chuyện về quyết tâm, hãy nhìn gương những chú kỳ nhông nhỏ xíu này
Quyết tâm duy trì nòi giống của chú kỳ giông tí hon thật đáng nể, đi bộ 15km chỉ để gặp bạn đời.
Động vật sẽ đi một khoảng cách rất xa để tìm bạn tình, nhưng đặc biệt có một loài kỳ giông có thể đi một quãng đường cực kỳ xa trên những địa hình nguy hiểm để tìm thấy bạn đời của mình.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Functional Ecology đã chỉ ra rằng những con kỳ giông đốm di chuyển trung bình khoảng 10 km và trong một số trường hợp chúng có thể đi tới 15 km để được giao phối. Nếu vừa nghe qua có thể bạn sẽ thấy con số này chưa ấn tượng lắm, nhưng nếu bạn thử cân nhắc tới cơ thể tí hon và “chân ngắn” của chúng thì đây quả là một thành tích ấn tượng.
Quyết tâm duy trì nòi giống của chú kỳ tí hon
Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng nhận ra rằng họ không thể bám đuôi những con kỳ giông này và theo chúng suốt cuộc hành trình, cũng như không thể gắn thiết bị theo dõi lên làn da mỏng manh của loài lưỡng cư này. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bang Ohio đã tham khảo chéo thông tin di truyền từ những loài kỳ giông ở nhiều vùng ngập nước của Ohio, bên cạnh đó họ cũng sử dụng một “máy chạy bộ” để kiểm tra sức bền của loài lưỡng cư nhỏ bé này.
“Các phân tích di truyền là một cách để kiểm tra xem những con vật này có thể di chuyển bao xa trong thực tế”, Rob Denton nói, tác giả chính của nghiên cứu. “Để làm điều này, chúng tôi xác định loài nào đến từ đâu dựa trên thông tin di truyền được chia sẻ giữa những cá thể có liên quan”. Khi các nhà nghiên cứu tìm thấy một con kỳ giông có gen phù hợp hơn để giao phối từ địa điểm A hơn địa điểm B, họ xác định được khả năng chúng sẽ di chuyển từ A đến B.
Nhưng một phân tích về di truyền xác suất là không đủ. Các nhà nghiên cứu cũng cần phải chứng minh những chú kỳ giông này có đủ thể chất để vượt qua quãng đường “trường chinh” kia. Bởi rõ ràng khi nhìn vào thân hình bé nhỏ kia, nó có vẻ không phù hợp cho một cuộc maraton cho lắm.
“Kỳ giông luôn cần được giữ ẩm, với làn da mỏng và cái đuôi kéo lê trên mặt đất”, Denton nói. “Nếu bạn thấy một con đang nấp dưới khúc gỗ, bạn sẽ không nghĩ chúng là một vận động viên có sức chịu đựng dẻo dai”. Ông nói rằng cuộc hành trình này thật sự rất đáng sợ với sinh vật nhỏ bé này, chúng có thể trở thành mồi ngon cho lũ quạ, gấu mèo hay đơn giản bị chết chỉ vì quá khô.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra sức bền của hai loài kỳ giông đốm, một loại sinh sản vô tính (kiểu như nhân bản) và một loại sinh sản theo phương thức truyền thống. Các thử nghiệm trên máy chạy bộ cho thấy loài kỳ giông sinh sản thông qua giao phối có thể đi xa gấp 4 lần so với loại sinh sản vô tính, điều này cũng tương ứng với những phân tích về di truyền.
Nhóm nghiên cứu đã ghi lại điểm mệt mỏi của một con kỳ giông khi mà nó không thể xoay xở được nữa. Kỳ giông không được nghỉ ngơi liên lục, nhưng nhóm nghiên cứu đưa chúng ta khỏi máy chạy bộ mỗi ba phút để giữ ẩm cho chúng và thực hiện các bài kiểm tra phản ứng. Và trong thời gian đó, một số con kỳ giông đã đi được gần 15 km, thật quá ấn tượng.
Để dễ hình dung, nếu một người trưởng thành có sức bền tương đương với một con kỳ giông đốm, anh ta sẽ có thể chạy bộ khoảng 75 km trước khi quá mệt mỏi để tiếp tục. “Thật sự đáng kinh ngạc khi chứng kiến một loài vật như kỳ giông lại có thể kiên định trong việc đi bộ hàng giờ”, Denton nói.
Vậy thì, tại sao loài kỳ giông đốm phải di chuyển xa đến vậy để tìm bạn tình? Denton nói rằng lý do chính là để giữ cho các quần thể kỳ giông được kết nối với nhau thông qua việc trao đổi các cá thể. Điều này giúp ngăn chặn quá trình hình thành sự cô lập về địa lý, gây ra giao phối cận huyết và cuối cùng là dẫn đến tuyệt chủng tại một địa điểm.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?