Chúng ta thường nghĩ rằng một nhân viên bỏ việc là do công việc không phù hợp hoặc thù lao không xứng đáng. Không sai, nhưng điều then chốt là: nhân viên không rời bỏ công việc, họ rời bỏ nhà quản lý của mình. Trên con đường trở thành nhà quản lý thông minh, hãy tránh xa 9 hành động tồi tệ khiến nhân viên giỏi phải bỏ việc.
1. Vắt kiệt sức nhân viên
Không điều gì khiến cho những nhân viên giỏi thấy chán nản bằng việc bị ép làm việc quá sức. Rõ ràng các nhà quản lý luôn muốn những nhân viên giỏi nhất của họ làm việc thật nhiều là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vắt kiệt sức nhân viên là việc không nên vì nó khiến các nhân viên nghĩ rằng họ đang bị “lạm dụng” vì sự ưu tú của mình. Nhân viên làm việc quá sức cũng sẽ gây phản tác dụng. Một nghiên cứu mới từ Đại học Stanford cho thấy, năng suất làm việc mỗi giờ sẽ giảm mạnh khi nhân viên phải làm việc hơn 50 giờ/tuần, và nếu con số này tăng lên 55 giờ/tuần thì năng suất làm việc có thể giảm mạnh đến mức nhân viên không thể đem lại bất kì kết quả làm việc nào.
Nếu muốn tăng công việc cho nhân viên, nhà quản lý có thể tăng lương, thăng chức hay thay đổi chức danh cho họ. Nếu chỉ giao thêm việc chỉ vì những nhân viên đó giỏi nhưng không cho họ thêm bất kì đãi ngộ gì, sớm muộn họ sẽ tìm đến công việc khác hứa hẹn những điều xứng đáng hơn.
2. Phớt lờ, không khen thưởng những đóng góp của nhân viên
Các nhà quản lý thường đánh giá thấp sức mạnh của một cái vỗ vai hay nụ cười khích lệ nhân viên, đặc biệt là dành cho những nhân viên giỏi. Phải thú thật rằng, tất cả mọi người đều thích được tôn vinh, nhất là những ai luôn làm việc chăm chỉ và nỗ lực hết sức.
Người quản lý cần giao tiếp với nhân viên của mình để tìm ra động lực cho họ (đối với vài người là tăng lương, đối với những người khác có thể là sự công nhận của đồng nghiệp) và khen thưởng khi họ hoàn thành tốt công việc. Đối với những nhân viên giỏi thì bạn sẽ phải thực hiện việc này một cách thường xuyên hơn.
3. Không quan tâm tới nhân viên
Hơn một nửa số người thôi việc với lý do liên quan đến mối quan hệ giữa họ và cấp trên. Những công ty sáng suốt sẽ có những quản lý biết cách cân bằng giữa tác phong làm việc chuyên nghiệp và cảm xúc cá nhân. Họ là những người biết tôn vinh sự thành công của nhân viên giỏi, đồng cảm với những ai đang trải qua giai đoạn khó khăn.
4. Không thực hiện đúng cam kết ban đầu
Khi bạn cam kết với ai một điều gì đó, bạn đang đặt bản thân mình vào tình thế: nếu bạn thực hiện được lời cam kết, bạn sẽ khiến cho người đó vô cùng hạnh phúc, nhưng nếu bạn không thực hiện được thì bạn sẽ khiến cho họ bỏ bạn mà đi. Khi nhà quản lý thực hiện đúng như lời mình cam kết, họ sẽ trở nên có uy tín hơn trong con mắt của nhân viên bởi vì họ đã chứng minh được mình là người đáng tin cậy và đáng kính (hai phẩm chất rất quan trọng của một nhà lãnh đạo). Nhưng khi nhà quản lý coi nhẹ cam kết của mình, sẽ bị coi như một kẻ gian xảo, vô cảm, đáng khinh. Bởi lẽ, nếu đến cả người lãnh đạo cũng không thực hiện theo đúng cam kết của mình, thì tại sao nhân viên lại phải làm vậy?
5. Tuyển dụng, thăng chức nhầm người
Những nhân viên giỏi và làm việc chăm chỉ muốn làm việc với những người có cùng chí hướng. Khi nhà quản lý không cố gắng tìm kiếm những người giỏi, nhân viên của họ sẽ cảm thấy “bị hãm lại” khi làm việc với những người kém cỏi hơn mình. Thăng cấp sai người thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi bạn làm việc cật lực nhưng cơ hội thăng tiến lại được trao cho một người khác có phẩm chất cũng như năng lực thua kém mình, thì đó là một sự xúc phạm lớn. Chắc chắn đó là một lí do khiến cho những người giỏi bỏ việc.
6. Không để nhân viên theo đuổi đam mê của họ
Những nhân viên tài năng thường là những người có lòng đam mê. Vì vậy, việc tạo ra cơ hội cho họ theo đuổi đam mê của mình sẽ cải thiện năng suất và kết quả công việc. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý muốn nhân viên làm việc một cách máy móc. Nhà quản lý lo sợ rằng năng suất sẽ giảm nếu họ để cho nhân viên mở rộng sự tập trung và theo đuổi niềm đam mê. Nỗi sợ hãi này là hoàn toàn vô căn cứ. Các nghiên cứu cho thấy, những người có thể theo đuổi niềm đam mê của họ trong quá trình làm việc sẽ có một tâm trạng sảng khoái và có hiệu suất làm việc cao gấp 5 lần so với thông thường.
7. Thất bại trong việc hoàn thiện kỹ năng cho nhân viên
Khi các nhà quản lý được hỏi về sự thiếu quan tâm của họ đối với nhân viên, họ thường tìm cách biện minh bằng những từ như “sự tin tưởng”, “quyền tự chủ”. Đây là những điều hoàn toàn vô nghĩa. Những người quản lý giỏi đều biết cách lãnh đạo dù cho nhân viên của họ tài năng đến đâu. Họ luôn để tâm đến nhân viên, lắng nghe và đưa ra nhận xét.
Công việc của người lãnh đạo có điểm khởi đầu nhưng chắc chắn nó không có điểm kết thúc. Khi bạn có một nhân viên tài năng, bạn sẽ luôn phải tìm ra những khía cạnh mà người nhân viên đó có thể phát triển các kỹ năng của mình. Thậm chí những nhân viên giỏi nhất sẽ mong muốn nhận được nhiều phản hồi nhất và việc của bạn là phải liên tục làm điều đó. Nếu bạn không làm được, họ sẽ cảm thấy chán ngán nhanh thôi.
8. Không kích thích được sự sáng tạo của nhân viên
Những nhân viên giỏi nhất luôn tìm cách cải thiện mọi thứ họ làm. Nếu nhà quản lý lấy đi khả năng thay đổi và cải thiện công việc của nhân viên, thì về lâu dài họ sẽ ghét công việc của mình. Việc kìm hãm khả năng sáng tạo không chỉ tạo ra rào cản cho nhân viên mà còn tạo ra rào cản cho cả nhà quản lý.
9. Không có khả năng thử thách nhân viên về mặt trí tuệ
Những người chủ giỏi thử thách nhân viên để họ đạt được những mục tiêu tưởng như không thể. Thay vì đặt ra những mục tiêu tầm thường, họ sẽ đưa ra những mục tiêu cao để đẩy nhân viên ra khỏi giới hạn an toàn của họ. Sau đó, nhà quản lý thông minh sẽ cố gắng bằng mọi giá để giúp nhân viên của mình đạt được những mục tiêu đó. Khi những nhân viên tài năng và thông minh nhận thấy mình đang làm những điều quá dễ dàng hay nhàm chán, họ sẽ tìm kiếm các công việc khác để thử thách bản thân thay vì an phận ngồi một chỗ.
Theo Entrepreneur
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4