Kế hoạch “Make America great again” của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump bao gồm cả chính sản phẩm mà bạn vẫn hàng ngày cầm trên tay.
Ngay lúc này đây, cả thế giới đang hồi hộp nín thở theo dõi kết quả bầu cử tổng thống tại Mỹ. Những con số mới nhất cho thấy Trump đang dẫn trước bà Clinton khá xa với dự đoán 95% khả năng chiến thẳng. Thế nhưng giới công nghệ lại không mấy vui vẻ gì trước tình hình này.
Cụ thể là kế hoạch “Make America great again” của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump bao gồm cả chính sản phẩm mà bạn vẫn hàng ngày cầm trên tay.
Trong rất nhiều bài diễn thuyết tranh cử của mình, Trump đều tuyên bố sẽ lấy lại việc làm từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico,... về tay người dân Mỹ.
“Chúng ta sẽ bắt Apple đưa hết dây chuyền sản xuất mấy thiết bị chết tiệt của họ về Mỹ thay vì các quốc gia khác.” – ông phát biểu tại trường ĐH Liberty, Virginia hồi đầu năm nay.
Những lời hứa này của Trump được cho là đã đánh trúng tâm lý của một bộ phận người Mỹ vẫn đang phải vật lộn kiếm việc làm ngay trên xứ sở của mình.
Là một trong những công ty có giá trị cao nhất thế giới (đạt hơn 534 tỷ USD), Apple thiết kế ra những sản phẩm đỉnh cao của mình tại Mỹ nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào dây chuyền sản xuất của các đối tác tại Trung Quốc. Nếu Trump thực sự lên làm tổng thống và thực thi điều này thì giá mỗi chiếc iPhone được sản xuất tại Mỹ sẽ lên cao đến đâu? Chưa cần tính nhẩm gì chúng ta đã có thể hình dung ra mức giá “rớt quai hàm” của một chiếc iPhone hay iPad trong tương lai.
Để dễ hình dung, hãy nhìn vào mức lương của các công nhân lắp ráp iPhone. Một công nhân tại Foxconn được trả khoảng 400 USD/tháng nếu không tính làm tăng ca.
Tiếp đó, hãy tưởng tượng nếu Apple phải theo luật mới đưa hết dây chuyền sản xuất về Wyoming hay Georgia, những khu vực có mức thu nhập tối thiểu 5,15 USD/giờ. Nếu làm việc 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần, một công nhân ở đây sẽ được trả lương 824 USD/tháng, gấp đôi so với công nhân Trung Quốc. Còn nếu Apple đặt nhà máy gần trụ sở chính của mình tại bang California, nơi sở hữu mức thu nhập tối thiểu 9 USD/giờ thì mỗi tháng công nhân tại đây sẽ kiếm được khoảng 1400 USD, gấp gần 4 lần công nhân Foxconn.
Giờ hãy giả sử nếu Apple kiếm được một lượng công nhân lành nghề có thể lắp ráp iPhone (thực chất rất khó), liệu họ có chấp nhận mức lương tối thiểu đó không? Dĩ nhiên là không. Chi phí sản xuất lại tiếp tục tăng lên.
Ngoài công nhân, sản xuất và phân phối iPhone còn rất nhiều công đoạn như các linh kiện, vận chuyển, marketing, nghiên cứu và phát triển,… Chính vì vậy mà việc nhân đôi chi phí sản xuất về cơ bản sẽ khiến giá iPhone cao gấp đôi hiện tại. Mức giá khởi điểm Apple đưa ra cho một chiếc iPhone mới có thể sẽ lên đến 650 USD.
Nhận định về giả thiết iPhone được đưa về sản xuất tại Mỹ, Carolina Milanesi, chuyên gia phân tích tại Kantar Worldpanel cho biết: “Nói tăng gấp đôi vẫn còn là khiếm tốn đấy.”
Mặt khác, Trump còn đề xuất nâng mức thuế đánh lên các sản phẩm được sản xuất ngoài nước Mỹ lên 35%. Nếu quy định này được thi hành thì mức giá tối thiểu của chiếc iPhone tiếp theo có thể lên đến 877,50 USD.
Apple từ chối bình luận về lời tuyên thệ của Trump và cũng không hề muốn phải “bê” dây chuyền của mình về Mỹ.
Trên thực tế, những tuyên bố của Trump cũng hoàn toàn phớt lờ một điều là Apple đã đầu tư 100 triệu USD cho dây chuyền sản xuất Mac Pro tại Mỹ. Hãng cũng mua một số linh kiện từ các công ty Mỹ, bao gồm cả chip Intel cho các máy tính của mình. Đầu năm nay, Apple cũng cho biết công ty tin rằng có thể tạo ra 1,9 triệu việc làm mới tại Mỹ nhờ hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ trên iPhone.
Thế nhưng ngay cả một công ty khổng lồ với hơn 200 tỷ USD tiền mặt trong tài khoản như Apple cũng không thể kham nổi cái giá quá đắt cho việc mang dây chuyền sản xuất về Mỹ. Các sản phẩm gắn mác “Made in USA” sẽ không còn là một lựa chọn nữa, nhất là khi người tiêu dùng trở nên khôn ngoan hơn về các quyết định chi tiền của mình.
Nói tóm lại, nếu có muốn đưa ra quy định này, ứng viên đang có nhiều tiềm năng trở thành tổng thống này chắc chắn sẽ vướng phải làn sóng phản đối dữ dội bởi nó có thể tạo tiền đề cho những khó khăn khổng lồ mà các công ty công nghệ không thể outsource ra nước ngoài sẽ gánh chịu trong tương lai.
Tham khảo CNET
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android