Thú nhận đi, có phải lúc bạn còn nhỏ, đã có lần bạn thử tự cù (thọc lét) mình đúng không? Bạn có thấy nhột (buồn cười) không?
Nếu bạn ngồi đó, lấy tay tự cù mình nhưng không thấy xi nhê gì thì xin chúc mừng, bạn cùng nhóm với đại đa số người dân trên Trái Đất này.
Nhưng ngược lại, bạn có thể "tự cù tự cười" thì hãy đi khám bác sĩ ngay vì bạn có nguy cơ cùng nhóm với 1,1% dân số thế giới - những người bị tâm thần phân liệt.
Hiện tại, vẫn chưa có ai dám chắc về lý do tại sao những người mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể tự cù lét rồi cười nắc nẻ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nghiên cứu thần kinh cho rằng hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không có khả năng phân biệt cảm giác được hình thành từ bên trong hay bên ngoài cơ thể.
Nghiên cứu từ tạp chí Consciousness and Cognition ra mắt hồi tháng 4 tập trung vào những đối tượng có biểu hiện liên quan tới nhân cách. Hiện tưởng rối loạn nhân cách có mối liên hệ mật thiết với tâm thần phân liệt, tuy nhiên chưa đến mức rối loạn tinh thần hay dẫn tới tình trạng rối loạn nhân cách phân lập mà người bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp phải. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người càng rơi vào tình trạng rối loạn trên càng có khả năng thấy nhột khi tự cù chính mình so với người khác.
Nghiên cứu nêu trên cũng phần nào giải đáp được thắc mắc xoay quanh cái gọi là “cơ chế dự đoán cảm giác” được vận hành bởi phần não bộ có khả năng nhận biết trước cảm giác khi bạn thực hiện một hành động, như di chuyển hay ăn uống.
Cơ chế này dường như vô hiệu đối với những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, do đó bệnh nhân không còn khả năng nhận thức để phân biệt đâu là tác động từ bên trong hay ngoài cơ thể. Điều này cũng lý giải tại sao giọng nói và ảo giác xuất phát từ chính não bộ người bệnh lại khiến họ có cảm giác như chúng từ đâu tới.
Tức là, giọng nói xuất phát từ ý nghĩ trong đầu của bạn, nhưng bạn lại có cảm giác như ai đó đang nói ngoài tai mình.
Khi một người bình thường tự cù chính mình, não bộ của họ tiếp nhận hành động đó, chi phối bàn tay đang kích thích điểm gây cười trên cơ thể. Não bộ đoán trước được khả năng xảy ra (hành động cù) do đó khiến cảm giác thấy nhột bị giảm hẳn (cho dù chúng ta cũng không rõ tại sao điều này có thể xảy ra).
Trong khi đó, não bộ của người tâm thần phân liệt sau khi nhận biết được hành động cù lét ở bàn chân, tuy nhiên nó không thể chi phối cảm giác gây ra trên bàn chân như đối với bàn tay. Não bộ khi đó không thể dự đoán trước cảm giác sau khi bị cù chân, do đó không thể cản trở cảm giác ấy.
Theo như các nhà khoa học, có lẽ chúng ta có cảm giác đối với những thứ xung quanh tốt hơn so với tự mình cảm nhận do khi tự cảm nhận, não bộ phải làm chức năng phân biệt đâu là tác động tự gây ra, có thể gây hại đến cơ thể (tự cấu véo), với những tác động từ bên ngoài có thể gây nguy hiểm (một con cua cắp bạn).
Bởi vậy, nếu bạn không thể “tự cù tự cười” thì cũng đừng lo sợ: chỉ là não bộ của bạn ưu tiên cảm giác do những tác nhân bên ngoài gây ra hơn là những tác nhân từ chính bạn.
Tham khảo: Techinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín