Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quang Tiến – Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách (Tổng Cục thuế) khi trao đổi với báo chí xung quanh hình thức kinh doanh của Uber tại Việt Nam.
Theo ông Tiến, vừa qua câu chuyện kinh doanh của Uber tại Việt Nam đã gây được nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội. Hiện Uber vào Việt Nam đang sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với hoạt động vận tải. Trên thế giới đã rất phát triển hình thức kinh tế mới này, gọi là kinh tế chia sẻ. Trường hợp của Uber là vừa sử dụng công nghệ trong thiết bị di động nhưng lại hoạt động cả kinh doanh vận tải.
Theo ông Tiến, kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ có doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đăng ký được kinh doanh vận tải và phải được cấp giấy phép kinh doanh, trong đó đảm bảo các điều kiện như lái xe, thiết bị giám sát...
Chúng tôi cũng đi khảo sát được biết, Uber có hợp đồng chung ở trên mạng, ký kết đủ điều kiện kinh doanh, các cá nhân tham gia vào Uber đều nằm trong một HTX, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số cá nhân không nằm trong tổ chức nào, không có giấy phép là vi phạm pháp luật. Vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm này.
Cũng theo ông Tiến, hiện Bộ GTVT cho rằng, qua thí điểm cho Grab tại 5 tỉnh thành và khẳng định đây là dịch vụ công nghệ kết nối với hoạt động kinh doanh vận tải thì theo đánh giá của tôi đây là dịch vụ sử dụng công nghệ. Bản chất của nó như tôi nói là kinh tế chia sẻ và ở trên thế giới cũng đang hiện hành.
Tuy nhiên, với Uber nếu không nộp thuế tới đây chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. “Họ còn sử dụng thẻ tín dụng, thông qua các ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước. Qua đó, chúng tôi cũng xem xét điều chỉnh lại khái niệm về cơ sở thường trú đối với trường hợp sử dụng công nghệ máy chủ ở nước ngoài, không hiện diện ở Việt Nam. Nếu họ vẫn có tình trạng trốn thuế, chúng tôi sẽ ngăn chặn bằng việc sử dụng công nghệ phá sóng để kiểm soát không cho công nghệ đó vào Việt Nam”, ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Tiến cho biết, “ở TP. Hồ Chí Minh, khi kinh doanh vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải vẫn nộp thuế bình thường cho các cá nhân, còn đối với Uber thì xuất một hóa đơn lẻ, thu thuế 10% trên phần đó. Việc thuế của doanh nghiệp là 20% nhưng Uber có nộp thuế bằng hóa đơn lẻ 10% là liên quan tới nghĩa vụ kê khai thuế là ai thì phải làm rõ”, ông Tiến nói.
Ông Tiến cũng cho biết, hiện Tổng cục Thuế đã có văn bản kiến nghị, đề xuất Bộ Tài chính về các trung gian thanh toán, các cổng thanh toán trung gian liên quan tới hình thức thương mại điện tử và Uber là đại diện của hình thức thương mại điện tử.
Ông Tiến cũng cho rằng, ngay từ đầu, nếu như chỉ cấp giấy phép cho Uber vào Việt Nam để đào tạo và lắp đặt các thiết bị di động cho lái xe và hướng dẫn sử dụng phần mềm…thì đã không xảy ra tình trạng như hiện nay. “Bộ GTVT phải trả lời Uber có kinh doanh vận tải hay không. Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thuộc Bộ KHĐT và Bộ GTVT phải xác định. Còn hiện tại trong khi chưa xác định rõ ngành nghề kinh doanh, chúng tôi xác định đây là ngành nghề kinh doanh khác”, ông Tiến cho biết.
Dư luận vẫn đang còn nhiều thắc mắc làm thế nào để xác định rõ Uber là loại hình vận tải hành khách xe hợp đồng hay taxi hay chỉ là một đơn vị quản lý kinh doanh về công nghệ thông tin. Nếu không làm rõ được vấn đề này, các quy định vẫn “mập mờ” sẽ tạo ra kẽ hở cho những loại hình kinh doanh mới mà như ông Nguyễn Quang Tiến sẽ là xu thế phát triển mạnh trên thế giới của hiện tại và tương lai luôn tìm cách “lách luật” khi xuất hiện ở Việt Nam.
Ông Tiến cũng cho rằng: Bộ GTVT phải trả lời Uber có kinh doanh vận tải hay không. Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thuộc Bộ KHĐT và Bộ GTVT phải xác định. Còn hiện tại trong khi chưa xác định rõ ngành nghề kinh doanh, chúng tôi xác định đây là ngành nghề kinh doanh khác.
Theo Dân Việt
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"