Nếu virus máy tính mà có hình dáng thì đây chính là chúng, nhìn như bước ra từ truyện tranh
Virus là một khái niệm trừu tượng nhưng dưới bàn tay của nghệ sĩ Ace Volkov, nó trở thành một con quái vật thực sự, chứ không còn chỉ là một dòng code đơn giản.
Virus máy tính, malware đã trở thành món ăn kèm không ai muốn (như rau sống úa trong bánh mì và ruồi chết trong cốc trà đá) nhưng đó lại là "chuyện thường ngày ở huyện" với người sử dụng Internet rồi, cũng như rau úa và ruồi chết vậy. Hàng này, ước tính có tới hàng triệu phần mềm độc hại được phát tán trên mạng.
Nhưng xa xưa, vào thời Internet còn hoang sơ, miền đất hứa này đã từng chẳng có bóng thú dữ - chẳng có con virus hay malware nào. Mọi thứ thay đổi vào năm 1986, khi con virus đầu tiên mang tên Brain.a lan truyền thông qua đĩa mềm và từ thời điểm đó, thế giới này đã chứng kiến hàng triệu vụ tấn công trên toàn thế giới. Một vài con đến rồi đi, chẳng để lại dấu ấn gì nhưng có những vụ tấn công đã đi vào lịch sử, thậm chí tên tuổi nó đã được liệt vào hàng "huyền thoại".
Mikko Hypponen, một thợ săn malware nổi tiếng làm việc tại công ty bảo mật F-Secure đã gói gọn lịch sử của virus máy tính qua một bài giảng tại hội nghị Def Con năm 2011. Và chính bài diễn thuyết ấy đã truyền cho Ace Volkov, một nghệ sỹ tại Brooklyn cảm hứng vẽ nên những thứ vốn dĩ không có hình hài.
Anh cho từng con virus đáng nhớ nhất trong lịch sử một khuôn mặt, một cơ thể để lịch sử dài (và có thể là khô khan với nhiều người) một cái nhìn trực quan hơn. Người ta sẽ nhìn thấy nó là những sinh vật phá phách, chứ không chỉ đơn giản là một dòng mã độc gây ra thiệt hại hàng triệu USD.
Và đây là kết quả, một lịch sử "ngắn" của virus máy tính. Nó ngắn tới mức phải chia tấm infographic dưới đây thành hai phần và dưới đây là phần đầu tiên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"