News Feed trên Facebook sắp thay đổi theo cách không ai có thể tưởng tượng nổi
Bài đăng và Stories sẽ được gộp vào làm chung với nhau.
So với các ứng dụng khác, Facebook có vẻ hơi cổ hủ. Nhận thức được vấn đề này, Facebook đang thử nghiệm một giao diện mới, được tinh chỉnh cực kỳ mạnh mẽ và hy vọng rằng họ sẽ sớm triển khai cho tất cả mọi người.
Giao diện kiểu băng chuyền này được nữ lập trình viên Jane Manchun Wong đã phát hiện ra. Wong nổi tiếng nhờ việc đảo ngược mã nguồn ứng dụng Facebook cũng như các ứng dụng khác để tìm ra các tính năng mới sắp ra mắt hoặc đang được thử nghiệm.
Giao diện băng chuyền mới của Facebook
Theo những gì Wong khám phá ra trên ứng dụng Facebook dành cho Android, gã khổng lồ mạng xã hội đang thử nghiệm tích hợp bài đăng trên News Feed vào Stories. Người dùng sẽ không còn duyệt Facebook bằng cách vuốt xuống nữa, thay vào đó, họ vuốt sang ngang kiểu băng chuyền giống như cách xem Stories hiện tại. "Bằng cách tích hợp bài đăng và Stories vào làm một, người dùng Facebook có thể xem cùng lúc cả hai thứ trong cùng một luồng nội dung", Wong viết trên Twitter. "Giao diện này cũng hiển thị các bài đăng quảng cáo thông thường giống như trên News Feed".
Nếu người dùng dừng vuốt xuống, mảng kinh doanh quảng cáo của Facebook sẽ gặp vấn đề lớn. Nhưng bằng cách cho phép các bài đăng thông thường và quảng cáo tích hợp với Stories theo kiểu vuốt sang ngang, người dùng có thể dễ dàng lướt qua hơn, thu hút được nhiều lượt xem hơn cũng như nhiều doanh thu từ quảng cáo hơn. Điều này giúp Facebook chuyển sang giai đoạn hậu News Feed một cách tinh tế và hỗ trợ các đơn vị quảng cáo tung ra định dạng Stories full màn hình.
Trong hình ảnh bên dưới bạn có thể thấy cách hoạt động của giao diện mới trên Facebook. Cụ thể, trong ảnh một người đang vuốt qua thông báo cập nhật ảnh đại diện của bạn bè ở bên phải và Stories chiếm toàn màn hình ở bên trái.
Facebook đã chính thức xác nhận rằng đây là một nguyên mẫu ban đầu của News Feed mới. Phát ngôn viên của Facebook tuyên bố với TechCrunch rằng hiện tại họ chưa có kế hoạch thử nghiệm công khai tính năng này bởi vẫn còn phải nghiên cứu người dùng nhiều hơn nữa trước khi bắt đầu thử nghiệm.
Người dùng có thể like, thả biểu tượng cảm xúc hoặc bình luận về các bài đăng trong khi vẫn ở bên trong giao diện băng chuyền. Facebook đã cho phép bạn đưa các bài đăng News Feed vào Stories từ năm ngoái nhưng những bài đăng này vẫn được định dạng lại để giống Stories thay vì giữ lại thiết kế cũ và nền trắng như chúng ta thấy ở đây.
Mảng kinh doanh quảng cáo của Facebook sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hành vi của người dùng từ máy tính sang thiết bị di động nếu quyết định chọn giao diện băng chuyền là cách duyệt mạng xã hội của họ trong tương lai. News Feed cuộn theo chiều dọc (vuốt xuống) rất hữu ích với các nội dung nặng về văn bản nhưng cần nhiều thao tác điều hướng hơn. Người dùng phải vuốt, dừng lại rồi tiếp tục vuốt để có thể duyệt hết toàn bộ bài đăng và vì thế mất rất nhiều thời gian để chuyển giữa các phần nội dung.
Ngược lại, băng chuyền Stories cung cấp kiểu điều hướng thuận tiện hơn, nơi các bài đăng luôn xuất hiện một cách đầy đủ. Chỉ một lần nhấn, người dùng sẽ duyệt được tất cả nội dung tiếp theo một cách dễ dàng, giảm áp lực lên các ngón tay. Mặc dù vẫn chưa tối ưu lắm cho các nội dung nặng về văn bản nhưng tính năng này lại giúp chúng gây được nhiều sự chú ý hơn. Nếu Facebook kết hợp tất cả chúng với quảng cáo không thể bỏ qua của Stories giống như những gì Snapchat đang sử dụng thì họ sẽ thu hút được nhiều doanh thu quảng cáo hơn nữa.
Stories là một khu phố mới nổi rất nhộn nhịp. News Feed là thành phố công nghiệp đang dần suy yếu, là nguồn doanh thu chính của Facebook nhưng lại đang dần biến thành thị trấn ma. Giao diện băng chuyền kết hợp News Feed và Stories sẽ giống như một tuyến đường cao tốc giữa chúng, kết nối một nơi mà người dùng Facebook muốn dành đa số thời gian của mình với một nơi đảm bảo nguồn doanh thu cho Facebook.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?