Theo tin từ Newsweek, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết các thử nghiệm vắc xin lâm sàng của vắc xin đã hoàn tất và giờ đây vắc xin đang được đưa đi đăng ký.
Các bác sỹ và giáo viên tại Nga sẽ trở thành những người đầu tiên tham gia vào đợt tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 10/2020, theo Bộ Y tế Nga công bố.
Thông tấn xã nhà nước Nga Tass đưa tin ông Murashko tuyên bố: "Vắc xin chống lại sự lây nhiễm Covid-19 phát triển bởi trung tâm Gamaleya đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, hiện tại nhiều tài liệu đang được chuẩn bị cho quá trình đăng ký. Một khi vắc xin được cấp phép, vắc xin sẽ được sử dụng với nhiều nhóm đặc biệt, trước tiên với bác sỹ và sau đó đến giáo viên. Chúng tôi có kế hoạch mở rộng việc sử dụng vắc xin từ tháng 10/2020".
Nga đang phát triển hai loại vắc xin, một loại vắc xin được phát triển bởi viện Gamaleya kết hợp với Bộ Quốc phòng Nga. Loại vắc xin khác được phát triển bởi phòng nghiên cứu Vektor tại Novosibirsk.
Các y bác sỹ Nga tuyến đầu chống dịch sẽ được có cơ hội tự nguyện tiêm vắc xin một khi vắc xin này được cấp phép.
Đầu tuần này, Reuters đưa tin rằng vắc xin Covid-19 đầu tiên của Nga sẽ được chính phủ cấp phép vào giữa tháng 8/2020, nó cho thấy Nga đang rất cố gắng để trở thành nước đầu tiên tung ra được vắc xin trên thế giới.
Giám đốc quỹ thịnh vượng Nga hiện đang tài trợ cho nghiên cứu vắc xin, ông Kirill Dmitriev, đã so sánh việc Nga cố gắng phát triển vắc xin với việc Liên bang Xô viết trước đây phóng thành công vệ tinh đầu tiên.
Ông nói với CNN: "Đây thực sự là một khoảnh khắc Sputnik. Người Mỹ ngạc nhiên khi họ nghe thấy tiếng beep Sputnik. Điều đó cũng giống như vắc xin lần này. Nga sẽ có được vắc xin đầu tiên".
Chuyên gia về bệnh lây nhiễm hàng đầu của nước Mỹ, ông Anthony Fauci, nói với các nhà hoạch định chính sách: "Tôi thực sự hy vọng rằng người Trung Quốc và người Nga thực sự thử nghiệm vắc xin trước khi họ tiêm vắc xin cho ai".
Tổng thống Nga đã khẳng định rằng Bộ Y tế Nga hiện đang thực thi đủ các bước cần thiết và không loại bỏ đi bất kỳ bước nào. Vào ngày thứ Bảy, Nga công bố 95 ca tử vong do Covid-19, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Nga là 14.058 ca tính trên tổng số ca lây nhiễm 843.000 ca. Nga hiện đứng thứ 4 về số lượng các ca lây nhiễm Covid-19.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Alexander Sergeyev, cho biết Nga sẽ có đủ hàng chục triệu liều vắc xin Covid-19 để tiến hành tiêm vắc xin trên diện rộng trước năm 2021.
Trước đó, vào cuối tháng 7/2020, Theo CNN, quan chức Nga cho biết họ đang hướng đến mục tiêu chấp thuận lưu hành vắc xin vào ngày 10/8/2020 hoặc sớm hơn, vắc xin được phát triển bởi viện Gamaleya tại Moscow.
Nga đặt mục tiêu sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấp phép lưu hành vắc xin Covid-19 trong vòng khoảng chưa đầy 2 tuần nữa bất chấp những lo lắng về mức độ an toàn, tính hiệu quả và tâm lý hoài nghi về việc liệu Nga có cắt đi những bước quan trọng trong quá trình phát triển vắc xin hay không.
Theo CNN, quan chức Nga cho biết họ đang hướng đến mục tiêu chấp thuận lưu hành vắc xin vào ngày 10/8/2020 hoặc sớm hơn, vắc xin được phát triển bởi viện Gamaleya tại Moscow.
Vắc xin sẽ được chấp thuận sử dụng trong công chúng, những nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch sẽ được tiêm vắc xin đầu tiên.
Giám đốc quỹ thịnh vượng của chính phủ Nga, ông Kirill Dmitriev, khẳng định: "Đó thực sự sẽ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng". Quỹ thịnh vượng của chính phủ Nga đầu tư vào việc phát triển vắc xin. Trước đó vào năm 1957, phía Nga đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của thế giới.
Tuy nhiên, cho đến nay, Nga chưa hề công bố bất kỳ dữ liệu khoa học nào về hoạt động thử nghiệm vắc xin, CNN hiện đang không thể cung cấp được dữ liệu khoa học về thử nghiệm vắc xin trong bối cảnh áp lực chính trị từ điện Kremlin đang dâng cao. Chính phủ Nga đang muốn xây dựng hình tượng nước này như một nước hàng đầu về nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều lo lắng về khả năng vắc xin chưa được thử nghiệm đầy đủ trên cơ thể người.
Hiện tại trên thế giới đã có rất nhiều loại vắc xin đang được nghiên cứu và phát triển, có một số loại vắc xin được thử nghiệm trên quy mô lớn, tuy nhiên phần lớn các tổ chức phát triển vắc xin cảnh báo rằng sẽ còn cần phải làm rất nhiều việc trước khi vắc xin có thể được cấp phép lưu hành.
Dù rằng một số loại vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3, vắc xin của Nga thậm chí còn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ 2. Các bên phát triển vắc xin có kế hoạch sẽ hoàn thành giai đoạn đó trước ngày 3/8/2020 và sau đó tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 cùng với việc tiêm vắc xin vào các nhân viên y tế.
Theo quan điểm của phía các nhà khoa học Nga, một số loại vắc xin có thể phát triển nhanh chóng bởi nó là phiên bản biến thể của loại vắc xin dùng để điều trị bệnh khác. Cách tiếp cận này đã được nhiều nước và doanh nghiệp khác áp dụng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming