Nga đã hoàn thiện hệ thống theo dõi mục tiêu trên không bằng cách kết hợp cơ chế "bắn tự do" và khả năng "tiêu diệt từ lần khai hỏa đầu tiên" ngay trong một quả tên lửa không đối không. Hệ thống tên lửa tiên tiến này có tên là K-77M.
Tên lửa K-77M do Nga sản xuất sẽ được trang bị trên các thế hệ máy bay chiến đấu được phát triển trong tương lai.
Hệ thống này nhằm mục đích đánh bại bất kỳ tên lửa có khả năng ẩn mình hoặc những mục tiêu muốn trốn thoát.
Tên lửa không-đối-không K-77M với hệ thống dẫn đường tiên tiến này sẽ được trang bị trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK-FA (hệ thống máy bay tiền tuyến tiên tiến, cũng có tên mã là T-50) và nó sẽ bắt đầu được chuyển giao cho Không quân Nga vào năm 2017.
Sự đổi mới lớn của tên lửa không-đối-không K-77M là hệ thống dẫn đường, hoạt động dựa trên các bảng ăng ten linh hoạt (APAA) của riêng nó, tờ nhật báo Izvestia của Nga cho biết. Với hệ thống APAA được lắp đặt trên máy bay, tên lửa sẽ tiếp nhận các phản ứng thời gian thực với các diễn biến bất ngờ của các mục tiêu. Có nghĩa là khi nó khóa mục tiêu một chiếc máy bay thì bất chấp chiếc máy bay đó có nhào lộn để trốn tránh thì vẫn không thể thoát khỏi tầm ngắm của “siêu sát thủ” K-77M này.
Hệ thống dẫn đường APAA cho tên lửa K- 77M được Phòng thiết kế Detal, một chi nhánh của Tổng Công ty Tên lửa và Đạn dược nhà nước Nga chế tạo. Mikhail Vershinin , kỹ sư trưởng của phòng thiết kế Detal , nói với Izvestia rằng công ty hiện đang tìm kiếm một nhà thầu sản xuất tên lửa để hệ thống có thể bắt đầu được sản xuất thương mại vào năm 2015.
Hoạt động của bảng ăng-ten linh hoạt bao gồm một số lượng lớn các tế bào hình nón thiết lập thông qua một bộ sóng vô tuyến tàng hình lắp ở trên đầu tên lửa. Mỗi tế bào quang điện này sẽ nhận được từng phần tín hiệu, sau đó được xử lý thông qua kỹ thuật số, các thông tin từ tất cả các tế bào được gom lại thành “một bức tranh đầy đủ”, cho phép tên lửa K-77M ngay lập tức phản ứng với các chuyển động của mục tiêu, ngăn ngừa việc đánh chặn của đối thủ.
Một công nghệ tương tự đã được sử dụng trong hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Công ty Raytheon của Mỹ sản xuất.
Nhưng tên lửa K- 77M có kích thước nhỏ hơn nhiều, phù hợp với nội thất của máy bay chiến đấu thế hệ PAK -FA và đảm bảo khả năng tàng hình của máy bay này. Các loại máy bay tàng hình (UAV) sẽ là một mục tiêu chính của các tên lửa K-77M. Khả năng thích ứng cho phép tên lửa K-77M tiêu diệt dễ dàng các loại UAV.
Hệ thống tên lửa tiên tiến này hoàn toàn tương thích với các hệ thống truyền thông kỹ thuật số của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga, nhưng cũng có thể được sử dụng trên các máy bay chiến đấu hiện đại của thế hệ cũ hơn.
APAA là công nghệ radar hiện đại nhất hiện nay, nó cũng ngốn một khoản chi phí rất tốn kém trong việc sản xuất. Tuy nhiên, giá của các mục tiêu mà tên lửa được trang bị APAA nhắm đến còn cao hơn nhiều. Do đó, nếu tên lửa K-77M có thể đảm bảo đánh bại mục tiêu, nó hoàn toàn đáng giá. Đó là nhận định của Aleksandr Khramchikhin, một chuyên gia của Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga, nói trên tờ Izvestia.
Theo Infonet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"