Nga mất liên lạc với vệ tinh trị giá 45 triệu USD vì lập trình sai tọa độ điểm đến
Đây không phải lần đầu tiên lĩnh vực vũ trụ của Nga bị ảnh hưởng bởi sự cẩu thả này.
Trong tháng 11 vừa qua, Nga đã mất liên lạc với vệ tinh thời tiết Meteor-M trị giá 45 triệu USD vì những sai sót trong quá trình lập trình tọa độ điểm đến.
Vào thứ Tư (27/12), phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã chia sẻ với đài truyền hình quốc gia Rossiya 24 rằng sự cố này đáng tiếc lần này chính là do lỗi lập trình của con người gây ra. Sau khi được phóng đi từ sân bay vũ trụ Vostochny ở miền Viễn Đông vào tháng trước, vệ tinh Meteor-M được xác định tọa độ điểm đến tại sân bay Baikonur thuộc miền nam Kazakhstan.
Ông Rogozin cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng điểm đến của tên lửa này đã được lập trình chính xác tại Baikonur, nhưng cuối cùng chúng tôi lại xác định sai tọa độ”.
Meteor-M đã mất liên lạc với mặt đất vì những sai sót trong lập trình điểm đến.
Bên cạnh đó, những báo cáo của chuyên trang Reuters còn tiết lộ Meteor-M đã chở một số loại hàng hóa vô cùng quý giá và quan trọng, bao gồm “18 vệ tinh nhỏ hơn từ các công ty khoa học, nghiên cứu và thương mại tại Nga, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ, Nhật, Canada và Đức”.
Đây không phải lần đầu tiên lỗi lập trình của con người cũng như trục trặc về kỹ thuật gây ảnh hưởng tiêu cực đến những chuyến bay vào không gian. Và Nga cũng đã nhiều lần trở thành nạn nhân của sự cẩu thả này.
Vào năm 2015, một trong số những chiếc tên lửa của họ đã nổ tung chỉ vài phút sau khi phóng, phá hủy một vệ tinh truyền thông lân cận của Mexico. Năm ngoái, vệ tinh Hitomi trị giá 273 triệu USD của Nhật Bản cũng đã bất ngờ biến mất sau khi mất liên lạc với mặt đất và rơi khỏi quỹ đạo bay. Tất nhiên, nguyên nhân chủ yếu của những sự cố trên đều đến từ con người.
Về phía Nga, vụ tai nạn với vệ tinh Meteor-M đã gây ra thiệt hại không hề nhỏ, đặc biệt là trong bối cảnh ngân sách chương trình vũ trụ Roscosmos đã bị cắt giảm 35% trong năm nay. Bên cạnh đó, cuộc kiểm toán vào năm 2015 cho thấy cơ quan vụ trụ Nga đã vi phạm tài chính đến 1.8 tỷ USD.
Theo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập