Như trong “Công Viên kỷ Jura”, các nhà nghiên cứu đang cải tạo lại diện tích đất theo môi trường tự nhiên thời tiền sử, chỉ khác lần này sẽ là thời đại loài voi ma mút.
Trên những thửa lãnh nguyên cằn cỗi, các nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu đầy tham vọng của mình. Mục tiêu của họ: khôi phục lại trọn vẹn môi trường sinh thái của 15 nghìn năm trước khi mà loài voi ma mút còn dạo những bước chân nặng nề của mình trên đồng cỏ.
Kỷ Pleistocen hay còn gọi là kỷ Canh Tân bắt đầu từ 1,8 triệu năm trước và kết thúc vào thời kỳ con người bắt đầu lên ngôi, 11,5 nghìn năm trước. Trong thời kỳ này, địa hình đồng hoang chiếm phần lớn diện tích vùng phía Bắc địa cầu.
Đặc điểm của địa hình đồng hoang này là những đồng cỏ bát ngát không cây
Theo nhà nghiên cứu Sergey Zimov, người sáng lập dự án “Công Viên kỷ Pleistocen”, mỗi cây số vuông trên đồng hoang vùng Siberian đã từng là nơi sinh sống của khoảng 1 con voi ma mút, 5 con bò rừng, 6 con ngựa và 10 con tuần lộc. Khi ấy sự tác động của con người vào môi trường hầu như không đáng kể.
Để cải tạo diện tích đất dự án, các nhà nghiên cứu trồng loại cỏ mọc tự nhiên từ thời thế Canh Tân. Và đồng thời di cư hàng loạt các loài động vật đến sinh sống như tuần lộc, nai sừng tấm, bò xạ, bò rừng, ngựa hoang lai v.v.. các loài động vật này cũng giúp giống cỏ tiền sử này phát tán nhanh hơn bằng cách tiêu thụ thảm thực vật hiện tại.
Lý do dự án này được triển khai là để đối chọi với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hệ sinh thái thời Pleistocen có đặc điểm duy trì được tầng đất đóng băng vĩnh cửu, nơi tích trữ các bon và đồng thời lớp cỏ đồng hoang cũng có tính chất phản quang ánh sáng mặt trời tốt.
Dự án được sáng lập vào năm 1989 và được hỗ trợ tài chính từ chính phủ cũng như tổ chức phi lợi nhuận Pleistocene Park Foundation.
Nếu một ngày nào đó các nhà nghiên cứu tại Sooam Biotech tại Hàn Quốc có thành công với nghiên cứu nhân bản voi ma mút, loài động vật khổng lồ này có thể sẽ tiếp tục sống tại “Công viên kỷ Pleistocen” - một hệ sinh thái thân quen với chúng.
Tham khảo TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android