Dự án không gian kéo dài hàng thập kỷ này từng là biểu tượng của sự hợp tác Mỹ-Nga, nhưng gần đây đã trở rạn nứt và căng thẳng.
Hôm qua 26/7, Nga cho biết họ sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau năm 2024, chấm dứt nhiều thập kỷ hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác trong lĩnh vực du hành vũ trụ.
Thông báo được người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos), ông Yuri Borisov, đưa ra sau cuộc thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin, theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin.
"Tất nhiên, chúng tôi sẽ hoàn thành mọi nghĩa vụ của mình với các đối tác, nhưng quyết định rời trạm sau năm 2024 đã được đưa ra”, ông Yuri Borisov nói.
Cơ quan này đã ám chỉ rằng họ có thể rút khỏi ISS vào đầu năm nay, khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây bị rạn nứt sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Và quyết định đưa ra hôm qua, theo ông Borisov, là quyết định cuối cùng.
Nga sẽ tập trung nỗ lực vào việc xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình, mà họ muốn bắt đầu xây dựng vào năm 2024, ông Borisov cho biết thêm.
Hiện có hai trạm vũ trụ có người lái quay quanh trái đất: ISS và Tiangong (Thiên Cung) - trạm vũ trụ của Trung Quốc sắp hoàn thành.
Theo phóng viên Joey Roulette của Reuters, dù đã đưa ra thông báo nhưng Roscosmos vẫn chưa gửi thông báo chính thức tới NASA về ý định rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế sau năm 2024, theo một quan chức cấp cao của NASA.
ISS đã được 24 tuổi và sắp hết hạn sử dụng, nhưng NASA trước đó cho biết nó có thể tiếp tục hoạt động cho đến năm 2030.
Ông Borisov, trước đây là phó thủ tướng Nga, đã bắt đầu lãnh đạo Roscosmos vào ngày 15/7 vừa qua, thay thế người tiền nhiệm là Dmitry Rogozin.
Mặc dù Nga đã cân nhắc việc rút khỏi ISS trong nhiều năm, nhưng căng thẳng giữa NASA và Roscosmos đang ngày càng gia tăng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cựu tổng giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin đã dự đoán hồi tháng 4 rằng Nga sẽ rút khỏi ISS, nhưng ám chỉ rằng quyết định này có thể thay đổi nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga được dỡ bỏ. NASA cũng đưa ra một tuyên bố hiếm hoi lên án việc sử dụng ISS cho "mục đích chính trị".
Quyết định của Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của ISS sau năm 2024 đang là một câu hỏi bỏ ngỏ. Nga có kế hoạch phát triển Trạm dịch vụ quỹ đạo Nga (ROSS) của riêng họ, nhưng điều gì sẽ xảy ra với các mô-đun của Nga đang gắn với ISS vẫn còn chưa chắc chắn. Chúng có thể được để nguyên tại chỗ và ngừng hoạt động, quyền điều khiển có thể được chuyển cho các đối tác khác của ISS, hoặc thậm chí chúng có thể được tách ra để gắn lên trạm vũ trụ mới của Nga, hoặc đơn giản là ném lại bầu khí quyển của Trái đất rồi bốc cháy.
Một vấn đề khác là sự tồn tại của chính ISS. Hiện tại, các phòng thí nghiệm vũ trụ trên ISS đang dựa vào động cơ đẩy từ các tàu vận chuyển Progress của Nga để được đưa lên đúng quỹ đạo. Nếu không có điều này, trạm ISS sẽ phải phụ thuộc vào các tàu chở hàng Cygnus của tập đoàn Northrop Grumman và các tàu vũ trụ tương tự để tiến hành các hiệu chỉnh quỹ đạo cần thiết, mặc dù khả năng này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Và động thái trên cũng sẽ gây ra các ảnh hưởng đến những thứ như việc luân chuyển phi hành đoàn, quá trình đưa phi hành gia lên trạm, việc bảo trì cũng như các dự án khoa học.
Tham khảo NewAtlas, BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI