Tàu ngầm mini là một trong những dự án quân sự bí mật của Nga, tuy nhiên đã bị dừng phát triển trong một thời gian do tính hiệu quả chưa cao.
Trả lời phỏng vấn hang RIA Novosti, cựu Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tham mưu Hải quân Nga (1993-1999), Phó Đô đốc Viktor Patrushev cho rằng, các tàu ngầm diesel-điện cỡ nhỏ (tàu ngầm mini) là thích hợp nhất để bảo vệ lợi ích của Nga tại biển Baltic, biển Đen và biển Caspie.
“Các đội tàu ngầm này có thể hoạt động cả ở khu vực quần đảo Kurils và bất kỳ khu vực nào cần có các phương tiện nhỏ mà hiệu quả để bảo đảm an ninh trong giai đoạn có nguy cơ”, ông Patrushev nhận định.
Vị đô đốc mà với cương vị của mình trước đây hiểu rõ tình hình các vùng biển bao quanh nước Nga nói đến những loại tàu ngầm nào và vì sao lại ông lại bênh vực chúng?
Cuối thập niên 198, tại hãng đóng tàu Admiralteiskye verfi, đã đóng cho Hải quân Liên Xô 2 tàu ngầm mini đặc nhiệm Projekt 865 Piranha do Viện SPMBM Malakhit thiết kế. Việc hoàn thiện các tàu ngầm này ở một đất nước đang trên đường sụp đổ là một việc phiền toái. Song kết quả lại cho ra những tàu nhỏ có lượng giãn nước chạy ngầm 319 tấn và thủy thủ đoàn 3 người với tính năng rất không tồi. Chúng có các trường vật lý ở mức thấp, khả năng cơ động tốt và độ sâu lặn khá lớn (200 m), đơn giản trong điều khiển.
Các tàu này được trang bị 2 ngư lôi và thủy lôi trong container, chở được 6 người nhái. Những tàu ngầm này đã lưu lại ký ức hang triệu người Nga nhờ bộ phim của Aleksandr Rogozhkin “Những đặc điểm của việc câu cá nước nhà”, trong đó các nhân vật đã dùng tàu ngầm Piranha “sơ tán” từ bờ vịnh Phần Lan những thùng rượu vodka bị bỏ quên ở đó. Đáng tiếc là vai “buôn lậu” lại là vai cuối cùng trong số phận của tàu ngầm mini Projekt 865. Năm 1999, cả 2 tàu ngầm này bị đưa đi cắt làm sắt vụn.
Tuy vậy, các công trình sư của SPMBM Malakhit không từ bỏ chủ đề tàu ngầm mini. Họ đã đưa ra một loạt thiết kế tàu ngầm mini có lượng giãn nước từ 130 đến 1.000 tấn.
Với kích thước nhỏ, các tàu ngầm này là phương tiện mang các loại vũ khí nhau, gồmcác ngư lôi và thủy lôi, còn các tàu lớn hơn P-550, P-650E và P-750 có thể bố trí cả các tên lửa hành trình Kalibr-PL (Club-S) hay BrahMos loại tàu ngầm-đối-hạm và tàu ngầm-đối-đất. Nghĩa là trong những hoàn cảnh nhất định, chúng có thể thực hiện thậm chí các nhiệm vụ chiến lược.
Trang thiết bị điện tử hiện đại cho phép chúng kịp thời phát hiện mục tiêu và tấn công phủ đầu đối phương. Mức ồn thấp và mức điện-từ thấp giúp tàu có độ bộc lộ cực nhỏ.
Tàu có khả năng cơ động cao nhờ sử dụng loại chân vịt ít ồn trong chụp quay và tổ hợp dẫn tiến dự phòng gồm 2 cơ cấu lái ngoài mạn. Nhờ đó, các tàu này có khả năng xoay tròn tại chỗ thực sự.
Một đặc điểm cực kỳ quan trọng khác của các tàu ngầm mini là mức độ tự động hóa cao các quá trình điều khiển chiến đấu và khai thác tàu. Đó chẳng phải là ngẫu nhiên vì Malakhit là người dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực tự động hóa tổ hợp cho tàu ngầm. Tàu ngầm mini có thủy thủ đoàn chỉ từ 4-9 người và họ được tạo ra điều kiện sinh hoạt khá tiện nghi trên tàu. Ngoài đội thủy thủ biên chế, tàu còn chở được đến 6 người nhái chiến đấu trang bị đầy đủ.
Tàu ngầm mini họ này có thể được trang bị các module lắp động cơ phụ trợ không cần không khí, chúng giúp tăng đáng kể cự ly hành trình chạy ngầm. Đây là vấn đề cần được đặc biệt nhấn mạnh.
Cuối thập niên 1980 Viện thiết kế nồi hơi đặc biệt (SKBK) ở St. Petersburg đã chế tạo một loại động cơ không cần không khí Kristall-20 công suất 130 kW cho chính tàu ngầm minin Piranha. Động cơ không cần không khí này với các máy phát điện-hóa sử dụng hydro và oxy để tạo ra năng lượng.
Quá trình hoạt động của động cơ thoạt nhìn thì đơn giản. Khi hydro tương tác với oxy thông qua các màng đặc biệt làm chức năng chất điện phân, tạo ra dòng điện và nước cất. Việc biến hóa năng thành điện năng diễn ra không có sự đốt cháy, không có sự tác động cơ học nào, điều này đặc biệt quan trọng đối với tàu ngầm, không có tiếng ồn. Hiệu suất của động cơ không cần không khí này với các máy phát điện-hóa đạt đến 70-75%.
Năm 1991, sau khi thử nghiệm toàn diện, động cơ Kristall-20 đã được bên đặt hàng là Bộ Quốc phòng Liên Xô tiếp nhận. Nhưng Liên Xô sụp đổ ngay sau đó đã khiến cả loại động cơ tiên tiến cũng như các tàu ngầm trang bị động cơ này trở nên vô dụng.
Ngoài ra, theo tính toán của các chuyên gia Viện TsNII mang tên A.N Krylov, khả năng hoạt động ngầm dưới nước độc lập của tàu ngầm trang bị các máy phát điện-hóa cao hơn 450% so với các tàu ngầm diesel-điện thông thường.
Còn ở vùng biển gàn, xét về tiêu chí “chi phí-hiệu quả” thì các tàu ngầm có động cơ không cần không khí có ưu thế hơn cả các tàu ngầm nguyên tử. Yếu tố cuối cùng này có một ý nghĩa nguyên tắc, bởi lẽ các khái niệm hải quân hiện đại trù định việc triển khai các tàu ngầm chủ yếu không phải trên các tuyến giao thông đại dương mà ở gần bờ biển của mình hoặc của nước khác.
Không thể nói Nga bỏ quên động cơ không cần không khí. SKBK đã bỏ ra nhiều công sức và tiền bạc để phát triển động cơ không cần không khí thế hệ 2 Kristall-27 dùng cho tàu ngầm Projekt 677 Lada và biến thể xuất bản của nó là Amur.
Các chuyên gia SKBK đã tìm ra một phương pháp độc đáo để cung cấp hydro cho tàu ngầm. Loại khí này được cất trữ không phải trong bình và không phải ở dạng hóa lỏng mà ở trong một hợp chất giữa các kim loại (hợp kim của kim loại có hàm lượng hydro cao), nên cho phép nâng an toàn sử dụng lên rất cao. Nhưng do không có kinh phí nên đã không thể hoàn thiện tiếp động cơ này.
Năm 1998, Viện thiết kế hải quân TsKB MT Rubin cùng với tập đoàn tên lửa vũ trụ Energya đã bắt tay vào phát triển động cơ không cần không khí với các máy phát điện-hóa. Kết quả là ra đời model động cơ REU-99 mà họ dự định lắp vào khoang đặc biệt của tàu ngầm Lada hay Amur và bảo đảm cho tàu lặn ngầm liên tục đến 20 ngày đêm. Động cơ hứa hẹn đơn giản và kinh tế trong sử dụng. Nhưng có một yếu tố gây cản trở, đó là việc cất trữ các thành phần nhiên liệu kiểu hỗn hợp lạnh - oxy và hydro được để trong các bình ở trong cùng một khoang.
Sau thảm họa của tàu ngầm nguyên tử Kursk do nổ nhiên liệu lỏng rò rỉ từ một quả ngư lôi hỏng, sự hào hứng đối với động cơ REU-99 giảm mạnh. Và dự án này thực tế đã bị đóng lại. Còn toàn bộ hướng nghiên cứu động cơ không cần không khí đã được giao cho Viện Nghiên cứu trung ương kỹ thuật điện và công nghệ tàu thủy, nơi mà do không có kinh phí nên các nghiên cứu động cơ không cần không khí chủ yếu mang tính lý thuyết.
Trong khi đó, cả thế giới văn minh đã tiến rất xa về phía trước. Các tàu ngầm trang bị động cơ không cần không khí đang được đóng hàng loạt ở Đức, Pháp, Thụy Điển, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả người Mỹ cũng đang để mắt đến chúng nên thường xuyên mới các tàu ngầm lắp động cơ không cần không khí của các hạm đội nước ngoài đến để “làm quen” hay tham gia diễn tập. Và để ứng dụng động cơ không cần không khí, họ sẽ không mất nhiều thời gian. Đơn giản là họ sẽ mua các công nghệ cần thiết, còn Nga thì sẽ khó có người bán các công nghệ ấy cho.
Việc tái lập tập thể công trình sư và nhà sản xuất làm việc trong lĩnh vực động cơ không cần không khí là một vấn đề có tầm quan trọng nhà nước lớn. Việc phát triển một loại động cơ không cần không khí mới dựa trên các mẫu động cơ không cần không khí Kristall-20 và Kristall-27 là có thể thực hiện. Còn việc lắp các động cơ đó ở giai đoạn đầu cho các tàu ngầm mini hiển nhiên sẽ là cái mốc nổi bật trong sự phát triển của ngành đóng tàu ngầm Nga.
Trở lại với tàu ngầm mini. “Môi trường sống” chủ yếu của các tàu này là các vùng biển ven bờ, vùng nước nông và vùng biển có đảo. Nhưng chúng là những thợ lặn không phải tồi. Độ sâu lặn của các tàu này dao động từ 200-300 m. Cự ly hành trình từ 2.000-3.000 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 20-30 ngày đêm.
Ví dụ, xin nêu tính năng kỹ-chiến thuật của loại lớn nhất của họ tàu ngầm mini Nga là P-750. Lượng giãn nước bình thường 960 tấn (1.060 tấn khi được lắp động cơ không cần không khí), chiều dài 66,8 m (70,4 m với AIP), đường kính thân 6,4 m, tốc độ chạy ngầm tối đa 17 hải lý/h, cự ly hành trình 3.000 hải lý, cự ly chạy ngầm liên tục 280 hải lý (1.200 hải lý với AIP), độ sâu lặn 300 m, thời gian hoạt động độc lập 30 ngày đêm, thủy thủ đoàn 9 người 6 người nhái chiến đấu.
Đặc biệt đáng chú ý là thành phần vũ khí trên tàu. P-750 được trang bị 4 ống phóng lôi 533 mm, có thể phóng cả ngư lôi lẫn tên lửa hành trình. Việc nạp đạn lại cho các ống phóng lôi không tiến hành trên biển. Song chúng lại thường xuyên sẵn sàng cho sử dụng tức thì để bắn từng quả hay bắn loạt. Tàu ngầm mini này còn có 8 ống phóng lôi 400 mm để phóng ngư lôi chống ngầm. P-750 có khả năng mang theo đến 24 thủy lôi đáy để trong các cơ cấu rải lôi ngoài mạn. Cuối cùng, trên tàu ngầm này có thể bố trí đến 4 bệ phóng thẳng đứng tên lửa hành trình, kể cả tên lửa 3М-14E của hệ thống Club-S dùng để tấn công các mục tiêu bờ ở cự ly đến 300 km.
Tức là các tàu ngầm này có thể sử dụng không chỉ để ngăn chặn các cuộc tấn công từ biển mà bản thân chúng còn có thể đe dọa lãnh thổ đối phương.
Nhìn chung, kho vũ khí của P-750 còn mạnh hơn trang bị vũ khí của nhiều loại tàu ngầm lớn hơn. Vì thế, liệt các tàu ngầm này vào phân nhóm tàu ngầm mini xem ra hơi gượng.
Bởi vì, tàu ngầm hạng trung lớp Shchuka series III thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (Thế chiến II) chỉ có lượng giãn nước khi chạy ngầm là 705 tấn, độ sâu lặn tối đa 90 m, tốc độ chạy ngầm 2,8 hải lý/h, còn vũ khí chỉ có 10 ngư lôi và 1 khẩu pháo 45 mm.
“Các tàu ngầm này (tức tàu ngầm mini) có thể trong vòng 2-3 năm tăng cường cho biên chế chiến đấu của các hạm đội Baltic, biển Đen, Caspie, 4-6 tàu ngầm như vậy có thể khống chế hoàn toàn các vùng biển kín hoặc nửa kín như biển Đen, biển Baltic và biển Caspie. Điều gây ngạc nhiên là đến nay, Bộ Quốc phòng Nga không để ý gì đến các tàu ngầm này, mặc dù những ưu điểm của chúng thì bất kỳ chuyên gia hải quân nào cũng thấy rõ”, Phó Đô đốc Viktor Patrushev nhấn mạnh.
Thựck tế, trong biên chế các hạm đội Baltic và biển Đen hầunhư không còn tàu ngầm diesel-điện. Số lượng của chúng chỉ là vài chiếc, không đủ để làm thay đổi thời tiết trên chiến trường biển. Còn trên biển Caspie thì hoàn toàn không có tàu ngầm, mặc dù biển này nằm ở khu vực rất bất ổn và tình hình ở đó có thể thay đổi nhanh chóng. Ví dụ, Iran có thể dễ dàng chuyển đến đó bằng ô tô các tàu ngầm mini và tàu ngầm siêu nhỏ của họ từ biển Arập và vịnh Persique.
Chúng hầu như không thể thay thế để xây dựng các tuyến phòng thủ chống tàu ngầm ở các vùng biển ven bờ. Ở đây, có thể vận dụng kinh nghiệm của NATO.
Chính các tàu ngầm diesel-điện cỡ nhỏ lớp Ula của Hải quân Nauy tạo thành hàng rào tiền tiêu chống ngầm ở Đại Tây Dương. Chúng là phương tiện đầu tiên theo dõi sự di chuyển của các tàu ngầm nguyên tử Nga và truyền số liệu về chúng đến các sở chỉ huy và cơ quan liên quan của NATO.
Ông Viktor Patrushev còn lưu ý đến bối cảnh tàu ngầm mini đang được hải quân hàng loạt quốc gia Cận Đông và Đông Nam Á tập trung chú ý tại Triển lãm Hải quân quốc tế ở St. Petersurg MVMS-2009. Ngay trước triển lãm này, Trưởng Phòng Hải quân của hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport Oleg Azizov, khi trả lời câu hỏi của tạp chí Quốc phòng (Nga) (xem số 6.2009) về việc tại sao các tàu ngầm mini của Nga đến nay không “chạy được” ra thị trường thế giới, đã nói: “Theo tôi, nguyên nhân rất rõ ràng. Nga có kinh nghiệm phong phú trong việc thiết kế, đóng và sử dụng tàu ngầm mini. Một điều không phải là bí mật là hiện nay Hải quân Nga không có các tàu đó trong biên chế. Việc đóng hàng loạt các tàu này đã bị tạm ngừng”. Nghĩa là sự thiếu vắng tàu ngầm mini trong biên chế Hải quân Nga đang gây tổn hại cho sự hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các nước khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"