Theo số liệu của chúng tôi, trong 2 năm 2019 và 2020, Momo đều lỗ hơn 850 tỷ đồng với tổng lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 là hơn 2.700 tỷ.
Theo Nikkei Asia, Ngân hàng Nhật Bản Mizuho đang có kế hoạch mua 7,5% cổ phần của M-Service, công ty chủ quản của ví điện tử Momo.
Số tiền mà Mizuho đầu tư có thể lên đến 20 tỷ yên (170 triệu USD) và có thể hoàn thành ngay trong tháng 12 này. Tạm chia cho tỷ lệ sở hữu tương ứng với việc Mizuho định giá Momo lên đến 2,27 tỷ USD – đồng nghĩa với việc Momo trở thành kỳ lân tiếp theo sau VNG, VNLife và Sky Mavis.
Giống như nhiều startup khác, Momo có cấu trúc vốn phức tạp với nhiều loại cổ phiếu khác nhau nên việc lấy số tiền đầu tư chia cho số cổ phần nắm giữ không hẳn phản ánh đúng định giá của công ty.
Tại Việt Nam, Mizuho đang sở hữu 15% cổ phần của Vietcombank, tương ứng số cổ phiếu trị giá hơn 55.000 tỷ đồng (2,4 tỷ USD).
Theo dữ liệu của Crunchbase, Ví MoMo đã huy động được gần 234 triệu USD qua 4 vòng gọi vốn. Trong đó, vòng gọi vốn gần nhất (Series D) được startup này công bố hồi đầu năm 2021 với sự tham gia của các nhà đầu tư là cổ đông hiện hữu bao gồm Warburg Pincus, Affirma Capital và Tybourne Capital Management.
Để xây dựng được vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ví điện tử như hiện nay, Momo đã chi rất mạnh tay trong những năm gần đây. Theo số liệu của chúng tôi, trong 2 năm 2019 và 2020, Momo đều lỗ hơn 850 tỷ đồng với tổng lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 là hơn 2.700 tỷ.
VNG cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào cuộc chơi thanh toán, trong 9 tháng đầu năm ZaloPay ghi nhận mức lỗ lên tới 840 tỷ đồng, gần bằng mức lỗ của MoMo trong năm 2020.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?