Ngày 16/9: Chiến đấu cơ MiG-31 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên

    Trần Nam Sơn,  

    MiG-31 là chiến đấu cơ có tầm ảnh hưởng rất lớn của không quân Nga.

    Chiếc máy bay Mikoyan MiG-31, còn được biết đến với cái tên Foxhound là chiếc máy bay siêu âm đánh chặn được phát triển bởi Không quân Xô Viết. Chiếc máy bay này là sản phẩm của Cục thiết kế Mikoyan nhằm mục đích thay thế cho mẫu MiG-25 “Foxbat”, chiếc máy bay nguyên mẫu và có khá nhiều yếu tố tương đồng với chiếc MiG31.

    Điểm khác biệt lớn nhất MiG-31 với phần còn lại chính là tốc độ - MiG-31 là chiếc chiến đấu cơ nhanh nhất vào thời điểm đó. Nó vẫn tiếp tục được Không quân Nga và Không quân Kazkhstan sử dụng sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào cuối năm 1991. Bộ Quốc phòng Nga hi vọng rằng những chiếc MiG-31 này vẫn sẽ hoạt động cho tới ít nhất là năm 2030.

    Cũng giống như chiếc MiG-25, chiếc MiG-31 là chiếc máy bay động cơ đôi với các tấm trượt chỉnh dòng khí gắn bên, cánh đặt trên vai với tỷ lệ các mặt là 2.94. MiG-31 khác với MiG-25 ở chỗ nó có hai chỗ ngồi, với phần rìa là hệ thống điều khiển vũ khí được thiết kế 1 cách tinh tế. Khi bay trong điều kiện chiến đấu, trọng tải cánh được dồn ra mép và tạo ra tỷ lệ sức đẩy động cơ/trọng tải thích hợp nhất. Tuy nhiên, chiếc MiG-31 không được thiết kế cho các cuộc cận chiến cũng như những pha chuyển hướng đột ngột.

    Cánh và khung máy bay của chiếc MiG-31 khỏe hơn so với người tiền nhiệm MiG-25, cho phép nó bay với tốc độ âm thanh ở các cao độ thấp hơn. Các động cơ D30-F6 của nó, với lực đẩy 152 kN mỗi chiếc, cho phép nó đạt tốc độ tối đa Mach 1.23 ở độ cao khá thấp. Ở các cao độ lớn hơn, chiếc máy bay này thậm chí còn có thể đạt tới tốc độ Mach 3, tuy nhiên, đây không phải là tốc độ lý tưởng cho việc sử dụng lâu dài bởi nó gây ảnh hưởng đến sức bền của động cơ và khung máy bay.

    Chiếc MiG-31 có chuyến bay đầu tiên của mình vào ngày 16 tháng 9 năm 1975, tuy nhiên, mãi đến năm 1981, nó mới được sử dụng trong các chiến dịch quân sự của Lực lượng phòng không Xô Viết. Nó không chỉ là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị radar màng pha thụ động, mà còn là chiếc máy bay duy nhất (tính đến năm 2014) có khả năng độc lập khai hỏa hệ thống tên lửa không đối không.

    Với tầm phát hiện lên tới 282 km với các mục tiêu thông thường, và 189 km với các mục tiêu tàng hình, MiG-31 thực sự là một công cụ trinh sát và giám sát cực kỳ lợi hại, đặc biệt là khi những chiếc MiG-31 kết lại thành hệ thống “lưới thăm dò”, khó có mục tiêu nào có thể thoát khỏi tầm nhìn của chúng.

    Dựa trên nền thiết kế cũ Ye-266, chiếc Ye-155 đã tái thiết kế lại phần động cơ và ghi dấu ấn bằng các kỷ lục mới. Nó đạt đến cao độ tuyệt đối là 123.524 ft, hay 37.650m và đạt cao độ 35.000m chỉ trong 4 phút, 11,78 giây. Cả hai kỷ lục này đều được thiết lập bởi Alexander Fedotov, trong khi Ostapenko, đồng nghiệp của ông, ghi kỷ lục thế giới khi đạt đến độ cao 30.000 mét trong 3 phút 9.8 giây.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ