Ngày 17/4: Tàu Apollo 13 trở về Trái đất, Columbus và cuộc hành trình đến châu Á để mua gia vị

    TVD,  

    Ngày 17/4 trong lịch sử: Tàu vũ trụ Apollo 13 trở về Trái đất an toàn sau vụ nổ, Tây Ban Nha và Christopher Columbus ký thoả thuận cử ông đi thuyền đến châu Á để mua gia vị.

    Ngày 11/4/1970: Tàu vũ trụ Apollo 13 trở về Trái đất an toàn sau vụ nổ

    Vào ngày 11/4/1970, tàu vũ trụ Apollo 13 được phóng vào vũ trụ với nhiệm vụ đưa con người lên Mặt trăng. Tuy nhiên một sự cố bất ngờ đã xảy ra khiến cho bình oxy dự phòng trong tàu phát nổ. Sự cố này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho phi hành đoàn và tưởng chừng như họ sẽ không thể trở về Trái đất. Tuy nhiên bằng sự nhanh trí, các phi hành gia trên tàu Apollo đã lập trình lại quỹ đạo của tàu để có thể quay trở về Trái đất.

    Tàu Apollo 13 hạ cánh xuống Thái Bình Dương và được cứu hộ lên bờ.

    Tàu Apollo 13 hạ cánh xuống Thái Bình Dương và được cứu hộ lên bờ.

    Ngày 17/4/1970, 4 ngày sau vụ tai nạn trên tàu Apollo 13, phi hành đoàn đã thành công trong việc đưa con tàu quay trở về Trái đất và hạ cánh xuống Thái Bình Dương. Apollo 13 chỉ đi được một phần năm quãng đến Mặt trăng trước khi vụ nổ xảy ra. Nhiệm vụ này kết thúc thất bại nhưng tất cả mọi người đều rất vui mừng khi các phi hành gia trên tàu Apollo 13 đã có thể trở về an toàn.

    Ngày 17/4/1492: Tây Ban Nha và Christopher Columbus ký thỏa thuận cử ông đi thuyền đến châu Á để mua gia vị

    Từ lâu Châu Âu đã có những con đường giao thương an toàn tới Trung Quốc và Ấn Độ — nơi cung cấp các mặt hàng giá trị như tơ lụa và gia vị . Với sự sụp đổ của Constantinopolis vào tay những người Hồi giáo năm 1453, con đường bộ dẫn tới Châu Á không còn an toàn nữa. Các thủy thủ Bồ Đào Nha phải đi về phía nam vòng quanh Châu Phi để tới Châu Á.

    Columbus đã thực hiện chuyến đi khám phá vùng đất mới của mình với mục đích ban đầu là sang châu Á mua gia vị.

    Columbus đã thực hiện chuyến đi khám phá vùng đất mới của mình với mục đích ban đầu là sang châu Á mua gia vị.

    Nhà thám hiểm Christopher Colombus đã nảy ra một ý tưởng khác. Tới những năm 1480, ông đã phát triển một kế hoạch đi tới Ấn Độ (sau này dùng để chỉ tất cả vùng phía nam và phía đông Châu Á) bằng cách đi thẳng về phía tây xuyên qua Đại Tây Dương.

    Tuy nhiên mọi người lúc bấy giờ không tin vào chuyến đi của Colombus sẽ thành công. Không phải vì họ nghĩ rằng thế giới là phẳng mà là vì những tính toán trước đây cho thấy chu vi Trái đất là gần 40.000 km, nó là quá xa để có thể đi từ châu Âu đến châu Á bằng cách băng qua đại dương theo phía Tây. Trong khi đó Colombus dựa trên những ghi chép của người Ả rập và tính toán sai chu vi của Trái đất, ông nghĩ rằng Trái đất chỉ có chu vi khoảng 25.000 km.

    Các chuyến đi của Columbus trong lịch sử, ông vẫn luôn tin rằng mình đã tìm ra con đường ngắn nhất đến châu Á.

    Các chuyến đi của Columbus trong lịch sử, ông vẫn luôn tin rằng mình đã tìm ra con đường ngắn nhất đến châu Á.

    Tây Ban Nha lúc đó cũng là một nước mới thành lập và muốn liều lĩnh để có lợi thế thương mại với Đông Ấn trước các nước Châu Âu khác. Colombo đã hứa hẹn điều đó với họ và ký một bản hợp đồng để đến châu Á bằng con đường mới. Mục đích của chuyến đi này là để thiết lập hợp tác thương mại mặt hàng tơ lụa và gia vị với các quốc gia châu Á.

    Columbus đã lên thuyền và vượt đại dương về phía Tây với sự tính toán sai của mình. Tuy nhiên ông đã không chết đói trên biển mà đã tìm thấy một vùng đất mới. Lúc đó, Columbus vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp tới Châu Á, trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa Châu Âu và Châu Mỹ. Chính con đường tới Châu Mỹ này, chứ không phải con đường tới Nhật Bản đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.

    Tổng hợp

    >>Ngày 15/4: Abraham Lincoln qua đời sau khi bị ám sát và những bí ẩn đằng sau vị tổng thống

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ