Ngày 22/9: Ngày sinh nhà khoa học Michael Faraday, ông tổ của công nghệ sạc không dây

    Trần Nam Sơn,  

    Ông là nhà khoa học người Anh có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực điện từ trường và điện hóa học.

    Michael Faraday, sinh ngày 22/9/1791, mất ngày 25/8/1867, là nhà khoa học người Anh có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực điện từ trường và điện hóa học. Những khám phá tiên phong của ông có thể kể đến cảm ứng điện từ, tính phản từ và điện phân.

    Mặc dù được hưởng rất ít nền giáo dục chính thống, Faraday vẫn là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử giới khoa học. Chính nghiên cứu của về từ trường xung quanh vật dẫn điện chứa dòng điện một chiều đã giúp Faraday lập nên nền tảng cho lý thuyết về điện từ trường trong vật lý học. Faraday cũng là người đầu tiên phát hiện ra rằng từ trường có thể ảnh hưởng tới các phổ ánh sáng, từ đó cho thấy có sự liên hệ giữa hai hiện tượng này.

    Cũng theo cách tương tự như thế, ông đã khám phá ra các nguyên lý của hiện tượng cảm ứng điện từ, tính phản từ và các quy luật của hiện tượng điện phân. Phát minh về các thiết bị rotor điện từ trường của ông đã lập nên nền tảng cho các động cơ điện hiện đại, và cũng nhờ vào những nỗ lực của ông, giờ đây điện năng đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

    Với tư cách là một nhà hóa học, Faraday đã khám phá ra hợp chất benzene, dạng mắt lưới hydrate của chlorine, tạo ra dạng nguyên thủy của hợp chất Bunsen burner, và hệ thống chỉ số oxi hóa, từ đó, các thuật ngữ anode, cathode, electrode và ion trở nên cực kỳ phổ biến. Với những đóng góp của mình, Faraday trở thành vị Giáo sư hóa học đầu tiên và lỗi lạc nhất tại Học viện Hoàng gia Anh Quốc.

     Ông là người tìm ra định luật cảm ứng điện từ.

    Ông là người tìm ra định luật cảm ứng điện từ.

    Faraday là một nhà thực nghiệm xuất sắc, người đã chuyển hóa các ý tưởng của mình thành một thứ ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản, tuy nhiên, khả năng toán học của ông lại bị giới hạn ở lĩnh vực số học thuần túy. James Clerk Maxwell đã thừa kế các công trình của Faraday và một số nhà khoa học khác, cô đọng nó trong một loạt các đẳng thức cho đến nay được xem là nền tảng của tất cả các lý thuyết hiện đại về điện từ trường.

    Nhận xét về sự ứng dụng lý thuyết đường lực từ của Faraday, Maxwell cho biết, “chúng cho thấy Faraday trên thực tế là một nhà toán học có tính tổ chức cực kỳ cao, một nhà toán học trong tương lai có thể tạo ra những giá trị và các phương pháp đột phá”. Đơn vị điện dung trong hệ đo lường SI được đặt theo tên ông: Farad.

    Albert Einstein từng lưu giữ bức ảnh của Faraday trên bức tường phòng nghiên cứu của ông, cùng với chân dung của những khoa học gia nổi tiếng khác là Isaac Newton và James Clerk Maxwell. Nhà vật lý học Ernest Rutherford khẳng định rằng: “Khi chúng ta nhắc đến từ trường và các học thuyết mở rộng các khám phá của Faraday và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của khoa học và công nghiệp, không có vinh dự nào là đủ để tưởng nhớ tới Faraday, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày