Ngày càng nhiều "Steve Jobs" xuất hiện tại Trung Quốc và đó là tin vui cho đất nước này
Đam mê thành công trong việc thay đổi thế giới của họ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng chung.
Steve Jobs, người theo đuổi và hiện thực hóa ý tưởng biến máy tính thành công cụ giúp cuộc sống của mọi người trở nên phong phú hơn và nhiều thập kỷ sau đó trình làng smartphone, đưa ứng dụng vào trong túi của chúng ta, luôn là hình mẫu của nhiều thế hệ doanh nhân, kỹ thuật viên.
Hiện tại, năm năm sau ngày Jobs mất, hàng loạt doanh nhân cùng chí hướng với Jobs đang được sản sinh tại Trung Quốc. Rất nhiều doanh nhân đất nước tỷ dân đang được gọi là "Steve Jobs của Trung Quốc".
Người đầu tiên được phong danh hiệu này chính là Jack Ma, sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba. Ma từ bỏ công việc giáo viên Tiếng Anh của mình để bắt đầu sự nghiệp gây dựng một trong những công ty lớn nhất thế giới vào năm 1999.
Hiện nay, Ma không còn cần tới danh hiệu Steve Jobs của Trung Quốc nữa.
Nhưng danh hiệu này đã được chuyển giao cho những người khác. Feng Jun, người đứng đầu Aigo Digital Technology, công ty nổi lên với tư cách một hãng sản xuất máy nghe nhạc cầm tay trong giai đoạn Olympics Bắc Kinh, đã kế thừa danh hiệu Steve Jobs của Trung Quốc từ Ma.
Gần đây, Lei Jun, sáng lập kiêm CEO hãng smartphone phát triển phi mã Xiaomi, là người tiếp theo kế thừa danh hiệu này. Huang Zhang, người đứng đầu Zhuhai Meizu Technology, một trong những công ty bám sát Xiaomi nhất, cũng xứng đáng đứng cùng hàng ngũ với Lei Jun. Ngoài ra, Jia Yueting cũng xứng đáng với danh hiệu Steve Jobs của Trung Quốc. Yueting là chủ tịch LeEco, công ty khởi đầu với tư cách hãng stream video nhưng sau này phát triển mạnh sang cả mảng smartphone và xe điện tự lái.
Nhiều "giấc mơ Trung Quốc" đã thành công vang dội. Trong năm 2016, số lượng công dân Trung Quốc lọt vào danh sách các cá nhân giàu có của Hurun Report với tài sản 2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 289 triệu USD) đã tăng từ 179 lên 2.056 người. Trong số đó, có ít nhất 68 người sinh ra vào những năm 1980 hoặc trẻ hơn. Hầu hết những người trẻ tuổi này đều đứng đầu hoặc đầu tư vào các công ty liên quan tới công nghệ thông tin.
Jia Yueting, chủ tịch LeEco
Hầu hết sinh viên đại học Trung Quốc thích công việc ổn định nhưng vẫn có khoảng 3% (tương đương 200.000 sinh viên) quyết định thành lập công ty của riêng mình sau khi tốt nghiệp. Gần một nửa số sinh viên tốt nghiệp đại học muốn thành lập doanh nghiệp sau khi đã đi làm tích lũy được một chút kinh nghiệm.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã bắt đầu có những chính sách hỗ trợ các doanh nhân khởi nghiệp.
Vẫn có những câu hỏi về việc liệu các Steve Jobs Trung Quốc có thực sự tạo ra bất kỳ giá trị mới nào hay không và có vẻ như một số công ty của họ đang mất đà tăng trưởng. Tuy nhiên, tất cả các doanh nhân đang trên đà trở nên thành công như Steve Jobs tại Trung Quốc đều đang tiếp thêm sinh lực cho xã hội Trung Quốc và thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng.
Theo Nikkei Asia Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4