Ngày xưa khi chưa có máy tính và đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán, nhìn chất và ngầu quá

    TRẦN LINH, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

    Không biết thời ấy nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì các nhà khoa học NASA có thể phát triển nghiên cứu đến mức nào.

    Đối với các cô cậu học trò thì dụng cụ không thể thiếu trong suốt thời gian đi học là máy tính. Phép tính đơn giản còn có thể tính nhẩm, nhưng khi làm đến một dãy các con số và phép tính chồng chéo nhau thì hầu hết học trò đều phải bó tay và đành nhờ cậy đến chức năng vi diệu của máy tính.

    Tuy nhiên, vào những năm 60, khi máy tính còn thô sơ và chưa thể đạt được trình độ tính toán siêu cấp, các nhà khoa học đã phải hoàn toàn tự tay thực hiện các phép toán. Họ phải tự vẽ nên các hình vẽ, giải các phương trình toán học rắc rối để tự tìm ra đáp số. Dường như cụm từ "tính toán" được dùng để ám chỉ con người chứ không phải các thiết bị công nghệ điện tử.

    Vào thời điểm chưa có máy tính, những bộ óc thiên tài trong giới khoa học phải cùng nhau giải quyết các phép tính phức tạp trên bảng viết.

    Ngày xưa khi chưa có máy tính và đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán, nhìn chất và ngầu quá - Ảnh 2.

    Những bức ảnh chụp khoảnh khắc làm việc của các nhà khoa học tại NASA do nhiếp ảnh gia người Mỹ J.R. Eyerman chụp.

    Ngày xưa khi chưa có máy tính và đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán, nhìn chất và ngầu quá - Ảnh 3.

    Những bộ óc vĩ đại ấy đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của máy vi tính – loại công nghệ điện tử có khả năng tính toán vượt trội.

    Quả nhiên, chỉ khi nhìn những tấm hình thời xa xưa mới giúp cảm nhận rõ được về khả năng tính toán vượt trội cũng như tư duy logic đỉnh cao của những nhà khoa học. Không biết nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì họ có thể phát triển những nghiên cứu ấy đến mức nào.

    "Đầu óc mình tầm thường nên nhìn vào cái bảng là thấy người ta phi thường thế nào rồi", bạn X.T bình luận.

    "Nhìn con số trên bảng bỗng thấy mình quá ngu so với kiến thức. Thật biết ơn các ông đã tạo ra máy tính và khám phá nên các kiến thức khoa học thú vị", bạn B.A bình luận.

    "Giảng dạy bằng bảng đen vẫn giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và giáo viên dạy có hồn hơn. Những đại học lớn trên thế giới vẫn giữ hệ thống bảng lớn như này. Cá nhân mình thấy xem slide trên máy tính không thể nào nhớ được nhiều kiến thức khi học trên bảng được", bạn Q.K chia sẻ.

    "Nếu ngày xưa có máy tính, các nhà khoa học đã khám phá ra được tất cả mọi thứ", bạn H.D chia sẻ.

    "Nhìn rất ngầu và có cảm giác rất muốn thử luôn á, nhưng với môn Toán thì xin lui", bạn N.T bình luận.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ