Nghĩ chỉ được 250 triệu, ông chú Nhật té ngửa khi BST bài Pokemon của mình được định giá 1,6 tỷ
Hóa ra, bấy lâu nay người đàn ông này đã sở hữu cả gia tài.
Trong tập chiếu vào hôm 9/4 của TV series “Kaiun! Nandemo Kantei-dan” (chương trình định giá tất cả mọi thứ), ông Yoshiharu Takahashi đã có mặt và giới thiệu BST 31 lá bài Pokemo. Người đàn ông này cho rằng, chúng đáng giá 1,2 triệu yên (khoảng 250 triệu đồng).
Trước khi tiết lộ giá trị thực tế của BST, người dẫn chương trình giải thích rằng khá nhiều trong số đó là những tấm bài hiếm hoi, chỉ được trao trong một số giải đấu nhất định.
Cụ thể, ông Takahashi sở hữu 4 trong số 34 lá Kanghaskhan trên toàn thế giới, nó được trao vào một cuộc thi dành cho cả trẻ nhỏ lẫn phụ huynh vào tháng 5/1998, theo Anime News Network. Còn lại, chủ sở hữu cũng không tiết lộ vì sao mình có được nhiều bài Pokemon hiếm như vậy.
Không lâu sau, người dẫn chương trình hé lộ rằng, BST của ông trị giá gần 7,7 triệu yên (khoảng 1,6 tỷ đồng).
Cái giá này đến từ thẩm định viên chuyên nghiệp Yuya Sato, người cũng có mặt trong chương trình.
Theo Sato, mỗi tấm Kanghaskhan bản Nhật - quý hiếm nhất BST - có giá tới 1,2 triệu yên (250 triệu đồng).
Kanghaskhan
Một tấm thẻ hiếm hoi khác là Lucky Stadium (phiên bản bãi biển), trị giá 1 triệu yên (khoảng 207 triệu đồng), từng được trao cho các thí sinh vượt qua vòng loại tại một giải đấu ở Hawaii.
Ngoài ra là Victory Orb/Victory Ring, Porygon/Eevee/Trainer Certification, No. 2 Trainer/No. 1 Trainer và Shining Charizard.
Lucky Stadium (phiên bản bãi biển), trị giá 1 triệu yên (khoảng 207 triệu đồng), từng được trao cho các thí sinh vượt qua vòng loại tại một giải đấu ở Hawaii
Thông tin này gây lập tức gây bão internet Nhật Bản, rất nhiều người đang tìm xem trong nhà còn lá bài Pokemon quý hiếm nào không...
Theo Tokyo TV
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời