Nghịch lý thời đại smartphone: Vì sao điện thoại "cục gạch" Nokia vẫn bất tử trước sự tàn phá của đế chế iPhone?
Bất chấp sự tàn phá của đế chế iPhone, những mẫu điện thoại "cục gạch" của Nokia vẫn bán chạy trong năm 2023. Điều khiến ai cũng phải cảm thấy kỳ lạ.
- Trên tay smartphone giá rẻ mới của Honor: Camera 50MP, pin 6000mAh là điểm cộng, giá chỉ 3,99 triệu đồng
- Tung clip chèo kéo người dùng iPhone sang điện thoại màn hình gập, Samsung đang khiến Apple phải lo lắng
- Apple chuẩn bị tăng giá iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max
- Giữa lúc thị trường smartphone toàn cầu ảm đạm, đây chính là điểm sáng duy nhất
Cục gạch trong túi
Sau sự thích thú và đón nhận trong nhiều năm, điện thoại thông minh ngày nay trở nên nhàm chán và ngột ngạt. Những chiếc điện thoại “cục gạch” mang dáng vẻ hoài cổ đang mở ra cánh cửa cho một tương lai khác.
Chúng nặng trĩu trong túi áo và túi xách, vì kích thước dày và cồng kềnh, không mỏng nhẹ hay gọn ghẽ.
Những doanh nhân bận bịu chẳng bao giờ cầm chúng giữa cuộc họp hay gọi điện trước mặt đối tác. Thanh niên thời thượng cũng chẳng khoe mẽ trên tay khi tán tỉnh một cô nàng nào đó. Không có gì trông thô ráp hơn một chiếc điện thoại phổ thông vốn đã lỗi thời.
Vậy làm thế nào sau cả thập kỷ thống trị của smartphone, Nokia – vốn đã suy giảm tên tuổi sau nhiều năm – vẫn liên tục bán ra những mẫu điện thoại “không thông minh” mới, thậm chí là bán rất chạy?
Công nghệ di động dựa trên internet được coi là là có cả hai mặt sáng và tối. Trước sự lo lắng ngày càng tăng của một xã hội bị chi phối bởi công nghệ, những mẫu điện thoại cục gạch của Nokia giống như "liều thuốc giải độc".
Những chiếc điện thoại dày cộp với các tính năng nghe gọi cơ bản chưa bao giờ tuyệt chủng hoàn toàn, bất chấp sự tàn phá của đế chế iPhone. Nhờ giá rẻ, điện thoại phổ thông vẫn phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi chúng thậm chí còn được sử dụng nhiều hơn cả máy tính.
Ngay cả ở châu Phi, điện thoại thông minh chỉ vượt qua doanh số điện thoại phổ thông trong vài năm gần đây. HMD Global – công ty nắm giữ thương hiệu Nokia - nhìn thấy nhiều cơ hội hơn ở những thị trường này.
Mỗi năm, công ty cho ra mắt các mẫu điện thoại phổ thông mới, có giá chỉ dưới 50 USD, được tiếp thị cho hàng tỷ người dùng điện thoại phổ thông ở Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Phi.
Có những lý do để người dùng thích điện thoại như một công cụ liên lạc di động thay vì một máy tính đa năng. Một trong số đó là cảm giác gợi nhớ lại trải nghiệm sử dụng thuở ban đầu của điện thoại di động.
Khi lần đầu tiên trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990, điện thoại di động thường được coi là thiết bị cần kíp cho những tình huống bất ngờ hoặc trường hợp khẩn cấp.
Mọi người ném chúng vào hộp để găng tay ô tô, hoặc mang trong túi hoặc ví khi cần phòng ngừa rủi ro hoặc khi cần liên lạc tức thì.
Mối quan tâm đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là bây giờ mọi người đã quen với việc có thể liên lạc với nhau ngay lập tức. Đòi hỏi về một chiếc điện thoại rẻ tiền, đáng tin cậy với thời lượng pin dài có thể biến những mẫu điện thoại phổ thông thành điện thoại thứ hai hoặc điện thoại dự phòng.
Khi điện thoại di động trở nên phổ biến, nhiều hộ gia đình đã từ bỏ đường dây điện thoại cố định tại nhà. Đến năm 2012, hơn một nửa số nhà ở Mỹ không có điện thoại cố định. Nhưng sự xuống dốc của điện thoại bàn cũng kéo theo những hệ lụy không ngờ.
Điện thoại thông minh là thiết bị cá nhân, trong khi đường dây điện thoại gia đình là tài nguyên được chia sẻ. Khi bố, mẹ và tất cả những đứa trẻ bắt đầu có những công cụ liên lạc riêng tư, chiếc điện thoại với vai trò kết nối chung của gia đình đã biến mất.
Một thiết bị rẻ tiền như điện thoại “cục gạch” của Nokia có thể được để trên quầy bếp, sẵn sàng phát ra tiếng chuông quen thuộc, âm thanh lớn, như một phương tiện để kết nối cho cả gia đình nói chung, chứ không phải là một trong số họ.
Tồn tại giữa vạn vật
Sự mong manh và chi phí cao của điện thoại thông minh cũng giúp giải thích tại sao điện thoại cơ bản của Nokia có thể hấp dẫn ngay cả với những người tiêu dùng có khả năng chi trả cao hơn.
Đối với những người làm việc hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, nguy cơ làm hỏng chiếc điện thoại thông minh trị giá hàng chục triệu khiến họ cảm thấy ái ngại khi mang theo.
Tương tự như vậy, khi tham dự một buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thể thao, điện thoại thông minh mỏng nhẹ có nguy cơ bị thất lạc hoặc đánh cắp. Trong những trường hợp này, một chiếc Nokia giá vài trăm nghìn mang lại lợi ích rõ ràng.
Bảo mật và quyền riêng tư cũng mang đến nhiều lý do hơn để xem xét một chiếc điện thoại “câm”.
Điện thoại thông minh là thiết bị theo dõi tinh vi. GPS và cảm biến chuyển động, cùng với Internet luôn bật phục vụ hàng chục ứng dụng đang xử lý không xác định ở chế độ nền, biến các thiết bị này thành bộ bách khoa toàn thư về hành động và hành vi của người dùng.
Chúng ta đã nói nhiều về quyền riêng tư trong thời đại công nghệ ngày nay, và rõ ràng, điện thoại phổ thông là cách giải quyết không thể phù hợp hơn. Ở khía cạnh khác, điện thoại phổ thông thậm chí có thể chứng minh là một công cụ đỡ tốn sức lực và thời gian sử dụng cho người dùng.
Một doanh nhân vẫn có thể giữ liên lạc cho công việc kinh doanh của mình, vẫn giữ kết nối internet ở mức tối thiểu, nhưng không quá phải chăm chú vào hàng loạt ứng dụng đang gọi mời như trên điện thoại thông minh.
Có thể còn quá sớm để tuyên bố sự kết thúc tình yêu của loài người với điện thoại thông minh. Cuộc chinh phục của điện thoại thông minh đã thành công. Một thập kỷ phát triển, công dân đương đại của thế giới hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc sở hữu một chiếc.
Nhưng những rạn nứt của mối quan hệ này đang lộ ra.
Các ứng dụng đã góp phần làm tăng đột biến số vụ tai nạn giao thông và tử vong khi ngày càng có nhiều người sử dụng các thiết bị cầm tay phức tạp trong khi lái xe.
Điện thoại “cục gạch” của Nokia không phải là câu trả lời cho tương lai của viễn thông di động, điện toán hay thời trang kỹ thuật số hay bất kỳ lĩnh vực nào khác mà iPhone đang thống trị. Nhưng nó đang làm đúng bản chất: một mẫu vật trong hệ sinh thái kỹ thuật đa dạng, nơi mà nó vẫn tồn tại vì người ta vẫn có nhu cầu và vẫn còn nhớ đến.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"