Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thực sự chẳng hiểu mình muốn nói gì khi sử dụng emoji

    Ngocmiz,  

    Emoji có thể được coi là vặt vãnh nhưng càng ngày chúng càng đóng vai trò thiết yếu trong cách chúng ta giao tiếp online hằng ngày. Theo thống kê chỉ trong năm ngoái có đến 10 tỷ emoji được người dùng gửi cho nhau trên Twitter và gần như một nửa số bài post trên Instagram có gắn emoji.

    Các nhà nghiên cứu đang rất chú ý đến hiện tượng “ngôn ngữ” emoji nổi lên (hiện có khoảng hơn 1282 emoji khác nhau) khi chúng ngày càng trở nên phức tạp và biểu lộ được nhiều sắc thái khác nhau, vượt qua cả chữ tượng hình của người Ai Cập cổ.

    Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số với sự gia tăng nhanh chóng của các tương tác trực tuyến thay thế cho gặp mặt trực tiếp thì giới học thuật lại đang khẳng định lại những gì mà các nhà truyền thông mạng xã hội đã phàn nàn nhiều năm nay: Giao tiếp bằng cảm xúc trên mạng hiện nay thực sự là một đống hỗn độn.

    Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Minnesota đã chỉ ra sự khác biệt trong cách mỗi người diễn giải các biểu tượng hàng ngày sang thành các biểu cảm giao tiếp. Họ thấy rằng mỗi người sẽ có một cách hiểu riêng về một emoji - chẳng hạn như liệu nó biểu thị ý nghĩa tích cực, tiêu cực hay trung lập, và sự khác biệt này càng được nhân lên khi các công ty công nghệ khác nhau lại có hình ảnh hiển thị khác nhau cho cùng một emoji.

    Ví dụ như emoji “nhe răng, mắt cười” dưới đây xuất hiện dưới 17 hình ảnh khác nhau trên các smartphone Apple, Samsung hay các nền tảng như Twitter, Facebook,…

    Sự khác biệt thể hiện mạnh nhất ở emoji cười nhe răng bản iOS khi khơi gợi nhiều cảm xúc tiêu cực từ hầu hết người xem. Một nghiên cứu xúc cảm trên Twitter của Đại học Stanford thậm chí còn nhóm emoji này vào nhóm “Sợ hãi”.

     Cảm xúc của người tham gia với mặt cười nhe răng của Apple (Từ trái sang: Tiêu cực, Trung lập, Tích cực)

    Cảm xúc của người tham gia với mặt cười nhe răng của Apple (Từ trái sang: Tiêu cực, Trung lập, Tích cực)

    Đây chỉ là một khảo sát nhỏ, nhưng trên thực tế đã có rất nhiều nhà nghiên cứu hứng thú với lĩnh vực chỉ chưa đầy 10 năm tuổi này. Theo Google Scholar, chỉ tính riêng năm ngoái đã có hơn 400 tài liệu nghiên cứu về emoji. Nghiên cứu của Đại học Mennesota sẽ được thuyết trình tại hội nghị của Hiệp hội Phát triển Trí Tuệ nhân tạo tháng 5 năm nay.

    Emoji đã trở nên phổ biến bởi nhiều người thực sự không giỏi khoản truyền tải cảm xúc bằng lời. Một nghiên cứu của Đại học Illinois từ năm 2005 đã cho thấy mọi người có thể diễn giải chính xác các emoticon thể hiện sự nghiêm túc hay đùa cợt khoảng 56% các trường hợp. Tỷ lệ này nhích lên 73% khi một từ tương tự được truyền tải qua giọng nói.

    Thêm vào đó, theo các nhà nghiên cứu thì mọi người cũng hay có xu hướng đánh giá quá cao khả năng đoán định ý muốn của người khác của mình và thường quá nhạy cảm khi diễn giải ý định của người đối thoại, đặc biệt là khi không có đủ dữ kiện về cảm xúc của người đó. Điều này khiến cho việc gửi một tin nhắn biểu thị cảm xúc phức tạp trở nên nguy hiểm, và hầu hết các cặp đôi cũng phải thừa nhận.

    Các nhà phát triển font chữ đã từ lâu thử nghiệm các dấu chấm câu biểu thị cảm xúc nhưng không gặt hái được nhiều thành công. Những năm 1900, mã Morse sử dụng các con số để truyền tải cảm xúc như “Yêu và hôn” (88), “Trân trọng” (73) và “Chúc thành công” (55). Tuy nhiên việc sử dụng của emoticon trực tuyến chỉ thực sự bắt đầu khi người ta kết hợp các từ ngữ biểu cảm với với ký tự, bắt đầu từ bảng ký tự cảm xúc sử dụng “:-)” để biểu thị nụ cười từ năm 1982.

    Người ta nhanh chóng phát tán ARPAnet, tiền thân của mạng Internet và sau đó là các nhà phân phối điện thoại di động Nhật Bản, những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “emoji”. Rồi sau đó Hiệp đoàn Unicode phi lợi nhuận ra đời, thiết lập tiêu chuẩn chung chúng ta sử dụng đến ngày nay và kỳ vọng sẽ cho thêm khoảng 60 emoji mới mỗi năm.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ