Nghiên cứu cho thấy càng ấn Like nhiều, bạn càng kém thông minh

    Nguyễn Hải,  

    Có thể bạn vẫn giỏi phép tính 1+1 bằng 2, nhưng khi bạn cho rằng đó chắc chắn là kết quả duy nhất, lúc đó bạn nên suy nghĩ xem có phải mình đã trở nên quá bảo thủ.

    Đối với nhiều người việc ấn like vào các tin tức ưa thích trên News Feed là một cử chỉ quan trọng. Nó là một cách bày tỏ quan điểm ủng hộ của mình với thông tin đó, hơn nữa việc ấn like còn như một thông báo ngầm để mọi người biết kiến thức của họ về vấn đề đó. Tuy nhiên, việc ấn like một cách thường xuyên vào các bản tin ưa thích đó, có thể làm bạn trì độn hơn, bảo thủ hơn và sẵn sàng tranh luận với bất kỳ ai có quan điểm đối lập.

    Đó là bởi vì các ứng dụng tiện lợi, tổng hợp tin tức giúp bạn đang cố gắng đưa ra những bài viết phù hợp với mối quan tâm của bạn. Và theo thời gian, điều đó có nghĩa là sẽ chỉ những tin phù hợp với quan điểm riêng của bạn, thay vì những quan điểm trái chiều khác nhau.

    Nghiên cứu về đề tài trên chỉ ra rằng, một cách rất tự nhiên, chúng ta sẽ rút ra những kết luận dựa trên những gì chúng ta đồng ý (chứ không phải dựa trên những lập luận xác thực). Vấn đề là chúng ta sẽ tự động khóa chặt quan điểm của mình dựa trên điều đó, và chỉ tìm đọc những gì củng cố hệ thống niềm tin của riêng mình. Với bối cảnh hiện nay, khi truyền thông đang chia thành vô số các ấn phẩm khác nhau với các quan điểm riêng của mỗi người, đây sẽ là một cái bẫy rất dễ rơi vào.

    Những thủ phạm trực tiếp gây nên điều này

    Hãy thử click vào một bài viết trên Facebook. Bạn sẽ thấy nhiều bài viết hiện ra tiếp phía bên dưới hay một lời mời like một fanpage nào đó phù hợp với quan điểm của bài viết đó. Like một bài viết về Donald Trump (không cần suy nghĩ) và bạn sẽ gắn với các bài viết về cánh hữu.

    Cùng với Facebook, các ứng dụng đọc tin khác cũng đang thống trị cách chúng ta thu nhận nội dung. Apple đang nhảy vào trò chơi này với ứng dụng tin tức riêng của họ trên iOS 9. Spotter gần đây cũng đã ra mắt trên iPhone, với trọng tâm hướng vào các tin tức về kinh doanh và công nghệ. Wildcard là một ứng dụng đọc tin khác, giúp kết nối các chủ đề với nhau. Nuzzel cũng được yêu thích khi nó có thể lần mò trong mạng lưới danh bạ của bạn để săn lùng tin tức.

    Nếu so với những ngày trước thời đại truyền thông xã hội, khi đó bạn sẽ đi đến các trang tin yêu thích của mình và nhìn lướt qua nhiều câu chuyện trên trang. Bạn có thể ngẫu nhiên gặp phải hàng loạt chủ đề hay quan điểm, không phản ánh ý kiến của riêng bạn, và có lẽ một trong số chúng đáng để đọc.

    Hãy lùi xa hơn nữa, về thời kỳ chưa có Internet. Đó là thời kỳ các tờ báo thống trị tin tức trong ngày của bạn, bạn sẽ được tiếp xúc với các quan điểm khác nhau khi bạn lật giở qua rất nhiều chuyên mục. Điều này đặc biệt đúng với các trang xã luận, nổi bật với các bài viết trình bầy quan điểm từ các phe phái chính trị khác nhau.

    Thay vào đó, các ứng dụng tổng hợp tin có xu hướng sản xuất tin theo những gì mà các nhà khoa học máy tính gọi là Bộ lọc Bong bóng (thuật toán Filter Bubble). Điều đó có nghĩa là mọi người có xu hướng thiên về những nội dung và ý tưởng mà bạn đồng tình với chúng.

    Đó là lý do tại sao trang News Feed của bạn trên Facebook tràn ngập các bài viết về các chủ đề mà bạn quan tâm nhất. Và bạn càng click nhiều vào những bài viết cùng loại chủ đề, Facebook sẽ càng vui vẻ phục vụ bạn những gợi ý tương tự nhau.

    Vì vậy, thay vì mở rộng thế giới quan của bạn, những bài viết này sẽ làm bạn mài sắc hơn quan điểm riêng của mình và càng củng cố mạnh hơn niềm tin của riêng bạn. Điều này không phải nguyên nhân đáng để cảnh báo, khi nó đến cùng với những tin đồn về loại smartphone mới nhất. Nhưng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn bỏ phiếu hay các vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Chúng ta đã biết Twitter và khu vực các bình luận sẽ tồi tệ thế nào khi nó đi cùng những đầu óc hẹp hòi, chỉ biết quát tháo vào mặt người khác. Chúng ta không cần đổ thêm dầu vào lửa nữa.

    Một cái tên khác cho hiện tượng này là thuyết Củng cố Hành vi (Reinforcement theory). Cũng giống như Filter Bubble, giả định của lý thuyết này cho rằng mọi người không thích những gì sai và cảm thấy không thoải mái khi niềm tin của họ bị thách thức. Vì vậy, họ sẽ không sẵn sàng bắt tay vào tìm kiếm những quan điểm bất đồng với họ.

    Vậy giải pháp là gì?

    Các nhà nghiên cứu Cornell dẫn chứng về một thí nghiệm, khi họ cô lập một nhóm người dùng Twitter thông qua các hashtag về cùng một chủ đề và địa điểm chung. Họ nhận ra rằng khi gợi ý những bài viết với góc nhìn trái ngược, họ thực sự sẽ click vào chúng. Nó chỉ ra rằng ngay cả những người cởi mở nói chuyện về các vấn đề gây tranh cãi (đối tượng nghiên cứu là về phá thai), cũng có thể mở ra những quan điểm khác nhau.

    Vậy, bạn có thể làm những gì để đảm bảo bạn đang không xào đi xáo lại, lần này đến lần khác về cùng một quan điểm?

    Chỉ cần chú ý đến hiện tượng này là bước đầu tiên. Sau khi bạn đã đọc đến bài thứ mười trong một dãy những bài viết chế nhạo quan điểm của một chính trị gia nào đó (rất dễ tìm thấy), bạn sẽ muốn làm một vòng để tìm quan điểm khác về vấn đề này. Nếu không có gì khác, hãy biết rằng bạn càng đa dạng những nguồn tin tức mình đọc, chúng càng phản ánh đúng hơn về quan điểm sâu sắc của bạn.

    Kiểm tra lại những gì bạn đã đăng ký theo dõi trên mạng xã hội hay trong ứng dụng tổng hợp tin tức yêu thích của mình. Có phải tất cả các quan điểm đều đi theo một hướng? Hay bạn chỉ vô tình theo dõi các tin tức về một công ty cụ thể nào đó.

    Hãy chấp nhận rủi ro và nhìn sang phía khác một chút. Cho đến khi các thuật toán bắt đầu làm điều đó cho bạn, bạn vẫn phải tự mình đảm bảo rằng mình sẽ không trở thành đối tượng cho sự chế nhạo của bạn: người có quan điểm khác.

    Tham khảo TheNextWeb

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ