Nghiên cứu cho thấy chỉ có chúng ta thấy mình chụp selfie là đẹp, người khác không nghĩ như vậy
Hai nhà nghiên cứu của trường Đại học Munich đã tìm ra bằng chứng cho thấy, trớ trêu thay cho những ai thích tự sướng, không ai thực sự muốn nhìn bức ảnh tự sướng của bạn đâu!
Hai nhà nghiên cứu Sarah Diefenback và Lara Christoforakos đến từ trường Đại học Ludwig Maximilians – thành phố Munich, Đức đã công bố một bài báo khoa học trên tờ Frontiers in Psychology vào tháng Giêng vừa qua. Bài báo có tiêu đề: “Nghịch lý về ảnh tự sướng: Dường như không ai thích nhưng mỗi người đều có lí do để chụp tự sướng”.
Trong số 238 người được khảo sát, 77% nói rằng họ đã selfie ít nhất một lần trong một tháng; 49% cho biết họ nhận được một bức ảnh selfie ít nhất một lần một tuần. Tuy nhiên 2% số người được hỏi lại không muốn nhìn thấy ảnh tự sướng xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông xã hội.
Nhiều người cũng thừa nhận thú vui “seo-phì” cũng gây ra vài tác hại nhất định. Họ nghĩ ảnh selfie có thể có ảnh hưởng xấu đến lòng tự trọng và tạo ra cái nhìn vô tâm, hời hợn hay thói “giả tạo” trên mạng xã hội khi hình ảnh được chụp đa số đều không chân thật ở một số người nào đó.
Để giúp mọi người hiểu rõ sự khác nhau rõ rệt giữa những gì chúng ta nghĩ về ảnh tự chụp của mình so với những gì chúng ta nghĩ về ảnh tự chụp của người khác, bài nghiên cứu cung cấp thêm số liệu: 90% những người tham gia khảo sát nghĩ ảnh tự chụp của người khác như một chiêu bài “tự lăng-xê” bản thân, nhưng chỉ có 46% nghĩ như vậy về ảnh tự chụp của mình.
Selfie cũng bị cho là "tự lăng-xê" bản thân! (Ảnh minh họa - nguồn: Weibo LIMYOONA90)
Những con số trong bài nghiên cứu cho thấy đa số mọi người đều thích chụp ảnh tự sướng, nhưng không ai thực sự thích nhìn chúng.
Đa số người tham gia khảo sát còn cho rằng bức ảnh selfie của mình “sống thật” và có ý nghĩa hàm súc hơn so với ảnh selfie của người khác. Thực tế, chỉ có 13% chấp nhận rằng trong ảnh tự chụp của người khác cũng mang nhiều ý nghĩa.
Tham khảo The Next Web
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI