Nghiên cứu gây sốc: Người 'nghiện' ChatGPT có biểu hiện tâm lý kỳ lạ, coi AI như bạn thân?
Một nghiên cứu mới tiết lộ sự thay đổi hành vi bất thường ở những người sử dụng ChatGPT với tần suất cao, trong đó có dấu hiệu của sự lệ thuộc về mặt cảm xúc.
- Thế giới nỗ lực cứu trẻ khỏi nghiện thiết bị số và động thái từ Việt Nam
- 'Nghiện' dùng ChatGPT
- Thanh Hóa nghiên cứu xây dựng mô hình liên ngành xử lý tội phạm trên không gian mạng
- Càng bị phạt, AI càng giỏi lừa dối: Nghiên cứu mới của OpenAI khiến giới khoa học lo ngại
- Phát hiện đột phá: Mô hình xoắn ốc tự hình thành trên bề mặt germanium mở ra hướng nghiên cứu mới
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ OpenAI phối hợp cùng Phòng thí nghiệm Truyền thông MIT Media Lab vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát lớn, cho thấy một bộ phận người dùng ChatGPT – đặc biệt là những người sử dụng thường xuyên – đang phát triển mối liên kết cảm xúc ngày càng sâu sắc với chatbot này. Họ không chỉ trò chuyện cùng AI như một công cụ hỗ trợ thông tin, mà còn xem nó như một người bạn thực sự.
Nghiên cứu đã ghi nhận các dấu hiệu “nghiện” tương tự như với mạng xã hội hay trò chơi điện tử: sự ám ảnh, cảm giác khó chịu khi rời xa, mất kiểm soát trong thời gian sử dụng và sự thay đổi tâm trạng phụ thuộc vào phản hồi của chatbot. Đặc biệt, những người dành nhiều thời gian với ChatGPT thường cho thấy sự “giao tiếp cảm xúc”, ví dụ như bộc lộ sự đồng cảm hay tìm kiếm sự an ủi từ AI.
Khảo sát trên hàng ngàn người dùng cho thấy một xu hướng đáng lưu ý: những người cảm thấy cô đơn trong cuộc sống thực lại có xu hướng đối thoại dài hơn và gắn bó sâu sắc hơn với chatbot. Trong nhiều trường hợp, ChatGPT được xem như một người bạn tin cậy, là nơi họ trút bầu tâm sự. Nhóm nghiên cứu gọi đây là các “tín hiệu cảm xúc” – những biểu hiện cho thấy người dùng đang đối thoại với AI bằng sự chân thành mà lẽ ra thường dành cho con người.

Theo nghiên cứu những người cảm thấy cô đơn thường gắn bó hơn với chatbot. Ảnh minh hoạ
Một điểm bất ngờ là không phải những người chia sẻ về cảm xúc cá nhân hay ký ức với ChatGPT mới là những người lệ thuộc cảm xúc vào nó. Ngược lại, nhóm người sử dụng AI cho các mục đích thực tế như xin lời khuyên hay lên ý tưởng lại thể hiện mức độ gắn bó cảm xúc cao hơn. Điều này hé lộ một nghịch lý: càng sử dụng AI như một công cụ hữu ích, con người càng dễ phát sinh mối liên hệ vượt ra khỏi mục tiêu ban đầu.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự khác biệt trong trải nghiệm giữa các phương thức giao tiếp: khi trò chuyện bằng văn bản, người dùng có xu hướng bộc lộ cảm xúc nhiều hơn so với khi sử dụng chế độ thoại. Tuy nhiên, chính giọng nói của ChatGPT lại mang lại cảm giác tích cực hơn cho người dùng – với điều kiện là chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.

Nghiên cứu còn chỉ ra khi nhắn tin người dùng thường bộc lộ cảm xúc nhiều hơn. Ảnh minh hoạ
Trước những kết quả này, nhóm nghiên cứu từ OpenAI và MIT khẳng định rằng cách thức và mục đích sử dụng AI có ảnh hưởng rõ rệt đến các hệ quả xã hội và cảm xúc. Nghiên cứu này, theo họ, chỉ là điểm khởi đầu cho một chuỗi các phân tích sâu hơn, nhằm thúc đẩy sự minh bạch và sử dụng AI một cách có trách nhiệm trong tương lai.
Khi ranh giới giữa công cụ và người bạn trở nên mờ nhạt, câu hỏi đặt ra không chỉ là chúng ta đang sử dụng AI thế nào – mà còn là AI đang thay đổi chúng ta ra sao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đừng tốn tiền cho mấy khóa học của "chuyên gia AI tự phong", OpenAI đang có sẵn khóa học miễn phí về ChatGPT đây rồi
Không chỉ hướng dẫn về các công cụ AI nổi tiếng của mình, khóa học của OpenAI còn hướng dẫn người học cách suy nghĩ nghiêm túc về công nghệ AI và tương lai của nó.
"Tôi giàu nhưng tôi không biết làm gì với cuộc đời mình": Chàng trai 9x bán công ty tỷ đô, bỏ cả bạn gái và 60 triệu USD sau khi vào rừng nghe lời thì thầm của cây cối