Công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên một cách có hệ thống của hiện tượng này đã được tiến hành mới từ năm 1995 bởi hai nhà nghiên cứu Mỹ tên là Trevor Thompson và James Jefferson.
Phần lớn chúng ta ngoáy mũi nhưng ít người thừa nhận điều này. Nếu bị bắt quả tang ngoáy mũi, ta cảm thấy ngượng và hối hận. Và chúng ta cũng thấy khó chịu với ai đó khi họ ngoáy mũi nơi công cộng. Tất nhiên là tôi đang nói về việc dùng ngón tay đưa vào lỗ mũi để lấy rỉ mũi ra. Ngoáy vào phía trong lỗ mũi là kinh tởm, mất vệ sinh và có thể có hại, do đó không nên để nó thành một việc theo thói quen, tiến sỹ Jason G.Goldman cho biết. Việc ngoáy mũi có thực sự là xấu đến thế không? Nó thường xuyên và không tốt đến mức nào? Và vì sao có ai đó sẽ muốn nếm thử xem rỉ mũi nó như thế nào?
Tiến sỹ Jason Goldman.
Thuật ngữ y khoa chính thức của việc ngoáy mũi là “rhinotillexomania”. Công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên một cách có hệ thống của hiện tượng này đã được tiến hành mới từ năm 1995 bởi hai nhà nghiên cứu Mỹ tên là Trevor Thompson và James Jefferson. Họ gửi phiếu điều tra theo đường thư tín cho 1.000 người dân có tuổi ở hạt Dane, bang Wisconsin. Trong số 254 người trả lời thì một tỷ lệ lớn bất ngờ tới 91% số người thú nhận có ngoáy mũi trong khi chỉ có 1,2% thừa nhận ngoáy mũi ít nhất một lần/một tiếng.
Ngoài ra, hai người cho biết thói quen ngoáy mũi đã ảnh hưởng đên công việc hàng ngày của họ, ảnh hưởng từ mức trung bình đến đáng kể. Và điều ngạc nhiên là hai người khác cho hay do ngoáy mũi nhiều đến mức tạo ra một lỗ hổng ở vách mũi, vách ngăn bằng thịt tách biệt lỗ mũi trái với lỗ mũi phải. Đây không phải là một nghiên cứu hoàn chỉnh; chỉ khoảng 1/4 số người trả lời trong số được khảo sát, và cũng có thể những người thường xuyên thích ngoáy mũi đã điền phiếu điều tra và gửi trả lại. Tuy nhiên nghiên cứu đã nêu bật đặc điểm của việc ngoáy mũi, mặc dù là thói xấu văn hóa, là khá phổ biến.
Thói quen xấu thời niên thiếu
Khoảng 5 năm sau 2 tiến sỹ Chittaranjan Andrade và B.S.Srihari của Viện Sức khỏe tâm thần và thần kinh học quốc gia ở Bangalore, Ấn Độ, đã quyết định đi sâu hơn về việc ngoáy mũi. Họ lập luận rằng phần lớn những hành vi theo thói quen thường xảy ra với thiếu niên và trẻ con nhiều hơn là với người lớn, nên sẽ có ý nghĩa hơn nếu ta khảo sát giới trẻ, thay vì khảo sát giới có tuổi, nhằm biết được việc ngoáy mũi xảy ra nhiều tới mức nào.
Ngoài ra, do biết rằng việc nghiên cứu ở Wisconsin có thể bị thiên lệch trong việc trả lời, họ đã phát các câu hỏi điều tra tại lớp học, ở đó họ có khả năng tốt hơn lấy được mẫu đại diện. Họ tập trung vào bốn trường ở Bangalore, một trường gồm trẻ em thuộc các gia đình tầng lớp thấp trong xã hội, hai trường có học sinh được nuôi nấng trong các gia đình trung lưu, và trường thứ tư gồm học sinh thuộc các hộ khá giả hơn. Tổng cộng Andrade and Srihari đã tập hợp được số liệu của 200 thiếu niên. Hầu hết xác nhận là có ngoáy mũi, trung bình bốn lần trong một ngày. Đó chưa phải là tất cả những gì mới mẻ, chúng ta đã biết rồi. Nhưng điều thú vị là ở những thói quen khác nhau.
Chỉ có 7,6% học sinh cho biết các em ngoáy mũi hơn 20 lần mỗi ngày, nhưng gần 20% nghĩ rằng “có vấn đề nghiêm trọng về ngoáy mũi”. Hầu hết nói rằng các em làm như vậy là để đỡ ngứa và lấy rỉ mũi ra, nhưng trong số đó 24 học sinh, nghĩa là 12%, xác nhận rằng ngoáy mũi vì thích như thế. Nhưng không chỉ dùng ngón tay. Có tổng cộng 13 học sinh nói là chúng dùng nhíp, và 9 học sinh nói là dùng bút chì. Trong đó chín học sinh (chín cơ đấy) xác nhận ăn tài sản quí giá đã ngoáy được. Ngon nhỉ!
Không thấy có khác biệt giữa các lớp được phân theo điều kiện kinh tế xã hội; ngoáy mũi là một điều gì đó thực sự có điểm chung đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, có sự khác biệt ít nhiều về mặt giới tính. Con trai thường hay làm như vậy hơn, trong khi con gái thường nghĩ đó là thói xấu. Con trai, theo thống kê, còn thường có thêm những thói xấu như là cắn móng tay (tên khoa học là onychophagia) hoặc nhổ lông mũi (trichotillomania).
Thủ phạm của những di chứng tổn thương mặt
Tuy nhiên ngoáy mũi không chỉ là việc làm vô hại, trong những trường hợp thái quá, ngoáy mũi có thể gây ra (hoặc liên quan đến) những rắc rối hệ trọng hơn, như Andrade và Srihari đã phát hiện ra khi họ xem xét các thống kê y tế. Đã từng xuất hiện một trường hợp, các bác sĩ phẫu thuật không thể nào vá nổi vách mũi bị thủng do bệnh nhân không ngừng ngoáy mũi làm cho chỗ phẫu thuật được vá không thể lành được. Và lại còn có trường hợp của một phụ nữ 53 tuổi mà việc ngoáy mũi kinh niên của bà không những làm thủng vách mũi, thực tế bà còn đục một lỗ vào xoang mũi.
Ngoài ra, một thanh niên 29 tuổi vốn có đồng thời hai triệu chứng chưa được đưa vào hồ sơ bệnh án là trichotillomania (nhổ lông mũi) và rhinotillexomania (ngoáy mũi). Việc này buộc các bác sỹ phải đặt ra một thuật ngữ với từ ghép mới: rhinotrichotillomania (Ngoáy mũi nhổ lông). Hành vi của anh này là cứ tự bắt mình phải nhổ lông mũi, khi việc nhổ lông đến mức thái quá thì mũi anh bị viêm tấy lên.
Để chữa viêm tấy, anh đã dùng một chất thuốc mà chất này có một tác dụng phụ làm mũi anh có mầu tím. Anh không ngờ là mầu tím này lại che dấu được lông mũi luôn lộ ra, và điều này đã làm anh cảm thấy rất thoải mái. Anh thực sự thấy hài lòng khi ra khỏi nhà với một cái mũi mầu tím còn hơn là với lông mũi thòi ra. Các bác sỹ (nay đã chữa thành công cho anh bằng thuốc uống) cho rằng sự thôi thúc phải làm như vậy của anh là một biểu hiện của rối loạn về dị dạng của cơ thể, điều này đôi khi được cho là một triệu chứng rối loạn hành vi mang tính ép buộc hoặc ám ảnh.
Nguy hiểm đến mức độ nào?
Phần lớn chúng ta có thể an tâm khi biết rằng việc đôi lúc ngoáy mũi một cách kín đáo chắc hẳn không phải là trạng thái bệnh lý. Điều đáng lưu ý là mặc dù việc cắn móng tay và nhổ lông mũi bị coi là biểu hiện của triệu chứng rối loạn hành vi mang tính ép buộc hoặc ám ảnh nhưng rhinotillexomania (ngoáy mũi) thường thì không bị coi là như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngoáy mũi hoàn toàn an toàn, trong một nghiên cứu năm 2006, một nhóm nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện là ngoáy mũi dễ gây nhiễm trùng.
Họ thấy rằng những người hay ngoáy mũi ở một trạm y tế chữa tai mũi họng dễ mang khuẩn tụ cầu trong mũi hơn là những người không làm như vậy. Trong những người tự nguyện khỏe mạnh họ cũng tìm thấy một điều gì đó tương tự: một tương quan rõ ràng giữa tần xuất ngoáy mũi với tần suất mà nơi nuôi khuẩn ở mũi chứa chấp các vi khuẩn xấu xa này, và với tần suất về lượng vi khuẩn tụ cầu xuất hiện ở nơi nuôi khuẩn này.
Do vậy, với tất cả những rủi ro này, và với khả năng có thể gây khó chịu cho người khác, tại sao chúng ta vẫn cứ làm điều đó? Ta không có được câu trả lời rõ ràng, nhưng như Tom Stafford có viết gần đây về cắn móng tay, có thể đó là sự kết hợp của sự thỏa mãn đơn giản mà ta có được sau khi “dọn dẹp” với thực tế là mũi ta lúc nào cũng trong tầm tay, nói một cách khác đi, ta ngoáy mũi vì nó ở ngay đây. Hoặc cũng có thể ngoáy mũi chỉ là một bằng chứng của lười biếng. Nói cho cùng, ngón tay không bao giờ là thiếu khi bạn cảm thấy muốn làm thông thoáng mũi mình. Nó nhiều hơn là hộp khăn giấy. Thật là phấn khởi biết rằng một số nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu lý do mà chúng ta ngoáy mũi và hệ quả của nó.
Năm 2001 các nhà nghiên cứu Ấn Độ, Andrade và Srihari, vì kết quả công việc, đã được trao giải Ig Nobel - giải thưởng phản khoa học dành trao cho những thành tựu đáng ngờ nhất trong các lĩnh vực khoa học, "mà thoạt tiên gây cười, rồi sau đó buộc người ta suy nghĩ". Tại lễ trao giải, Andrade có nhận xét: “Một số người chõ mũi vào công việc của người khác. Công việc của tôi là làm cho nó chõ vào mũi người khác”.
Tham khảo BBC, HuffingtonPost, Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cái cảm giác được ở nhà ngày bão lại yên bình đến lạ?
Giống như một bào thai nằm yên ổn bên trong bụng mẹ, người lớn cũng sẽ cảm thấy ấm cúng, khi được nghỉ ngơi ở nhà ngày mưa bão.
Ra mắt smartphone mỏng chỉ 7.69mm mà pin tận 6.500mAh, mức giá lại vô cùng hợp lý