Nghiên cứu lai tạo sinh vật "mình lợn não người" của Mỹ gây tranh cãi lớn

    Mers,  

    Sử dụng nội tạng nuôi cấy từ những con lợn để cấy ghép vào cơ thể bạn, thoạt nghe có vẻ đáng sợ. Nhưng thực sự, một khi đã lâm vào bước đường cùng với những lựa chọn hạn chế có lẽ không ai còn có thể kén chọn.

    Các nhà khoa học tai Mỹ đang nỗ lực tìm cách nuôi cấy các bộ phận trong cơ thể lợn sao cho chúng có khả năng tương thích hoàn toàn với cơ thể người.

    Họ đã cấy tế bào gốc của người vào trong phôi thai của lợn để tạo ra mộ sinh vật nửa người nửa lợn. Thuật ngữ chính xác ám chỉ sinh vật được lai tạo bởi 2 sinh vật khác còn được gọi là “Chimera”.

    Thuật ngữ “Chimera” này bắt nguồn từ loài quái vật kết hợp các bộ phận của Sư tử, Rắn và Dê trong Thần thoại Hy Lạp cổ đại. Tuy vậy những con Chimera nhân tạo sẽ có hành vi không khác gì loài lợn bình thường, trừ việc sở hữu một hay nhiều bộ phận tương thích hoàn toàn với cơ thể người.

    Cho đến nay các phôi thai Chimera được phép phát triển tới 28 ngày dưới sự kiểm soát chặt chẽ trước khi bị tiêu hủy nhằm thực hiện những nghiên cứu phân tích.

    Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phục vụ việc cung cấp nội tạng cho 120.000 bệnh nhân chờ cấy ghép nội tạng, trong đó đến cả một ngàn người là trẻ em dưới 10 tuổi.

    Phương pháp cấy ghép

    Sau một thời gian thử nghiệm, phương pháp tạo ra một phôi thai chứa trong mình bộ phận của cả người lẫn động vật gồm hai bước chính.

    Thứ nhất, bằng phương pháp điều chỉnh gen CRISPR, các nhà khoa học loại bỏ một cách chính xác DNA của tế bào phôi thai mới được thụ tinh. Điều này sẽ giúp phôi thai phát triển ra tuyến tụy. Và như vậy phôi thai lợn hình thành một dạng di chuyển “mở”.

    Lúc này tế bào gốc của người mới được cấy ghép vào phôi thai. Những tế bào gốc này thực chất được phát triển ra từ tế bào của cơ thể trưởng thành nhưng sau khi biến đổi chúng hoàn toàn có khả năng phát triển thành bất cứ loại tế bào nào trên cơ thể.

    Các nhà khoa học mong rằng tế bào gốc từ cơ thể người có thể lợi dụng được hệ thống di truyền “mở” này để tạo ra tuyến tụy của người một cách tự nhiên trong cơ thể lợn.

    Khi mới đầu thực hiện thực nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đi thằng vào bước sau của quá quá trình nghĩa là cấy ghép thẳng tế bào gốc của người vào cơ thể lợn. Nhưng sau một thời gian quan sát, các nhà khoa học phát hiện thấy những bộ phận phát triển thành bộ phân người không thể bì kịp với sự tăng trưởng của bộ phận cơ thể chính chủ.

    Bằng cách tiêu hủy bộ gen quyết định đến sự phát triển của tuyến tụy lợn và thay vào đó phát triển tuyến tụy của người, họ mong rằng những thực nghiệm sau này sẽ gặt hái thành công hơn.

    Nguy cơ tạo ra sinh vật có quá nhiều đặc điểm giống người, đặc biệt là bộ não

    Một năm trước, Viện Sức khỏe Quốc gia thuộc đã ban ra luật cấm tạm thời cho những nghiên cứu liên quan đến việc phát triển ra các cơ thể lai giữa người và động vật.

    Lý do chính của việc này đến từ rủi ro trong việc tế bào gốc có khả năng dịch chuyển tới vùng não đang phát triển của lợn. Và khi đó tế bào gốc có thể song hành với sự phát triển của chủ thể, tạo ra một bộ não tương tự của con người bên trong cơ thể một con lợn.

    Pablo Ross, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích: “Chúng tôi nghĩ việc một bộ não người có thể phát triển trong cơ thể con lợn là rất nhỏ, nhưng dù sao đi chăng nữa đây là một điều cần phải được điều tra rõ“.

    Khác với nội tạng quyên góp từ chính con người, nội tạng của lợn có thể được hoàn thiện đến mức hoàn hảo

    Thực ra giữa những năm 90 của thế kỷ trước, những cuộc nghiên cứu về việc cấy ghép nội tạng động vật vào cơ thể người đã diễn ra một cách sôi động. Các nhà nghiên cứu khi đó cho rằng việc cấy ghép các bộ phận một cách lẫn lộn giữa các loài sinh vật khác nhau không còn là một điều viển vông nữa.

    Tuy nhiên mọi nỗ lực của khoa học khi đó đã bị đình trệ vì nỗi lo mắc các căn bệnh nguy hiểm từ virus động vật. Tuy nhiên năm vừa rồi, tại Đại học Y Harvard, nhóm nghiên cứu đã thành công sử dụng công nghệ điều chỉnh gen CRISPR để loại bỏ đến 60 phiên bản của một loại virus RNA có khả năng biến tế bào chủ thể thành xưởng sản xuất virus của riêng nó.

    Giáo sư Georga Church góp ý rằng: “Điều này không những khẳng định sự khả thi của việc cấy ghép bộ phận loài lợn vào cơ thể người mà còn mở ra gia thiết rằng nội tạng của lợn có thể được hoàn thiện ở mức độ hoàn hảo.

    Công nghệ điều chỉnh gen có thể đảm bảo sự “sạch sẽ” của nội tạng lợn, số lượng và thậm chí là chất lượng của chúng. Như vậy các nội tạng lấy từ lợn sẽ khá hơn rất nhiều những nội tạng được quyên góp từ chính con người”.

    Tiềm năng không thể chối cãi từ những trang trại nội tạng “Chimera

    Giáo sư Walter Low tại khoa phẫu thuật não Đại học Minnesota Hoa Kỳ cho rằng lợn thực sự là một trong những cá thể lý tưởng nhất để thực hiện việc cấy ghép. Theo ông, ngoài tuyến tụy ra, những bộ phận như tim, gan, thận, phổi và thậm chí là giác mạc cũng sẽ được tạo ra bằng phương pháp này.

    Mỗi khi một bệnh nhân cần đến bộ phận phẫu thuật cấy ghép, các bác sĩ chỉ việc chiết xuất tế bào gốc từ chính bệnh nhân, kết hợp tế bào này trong phôi thai lợn, và sau đó: “Chúng ta sẽ thu lượm được những nội tạng hoàn toàn giống cơ thể bệnh nhân, chỉ khác ở chỗ nó sẽ trẻ hơn và khỏe mạnh hơn. Không những thế bệnh nhân cũng không phải uống những viên thuốc chống đào thải đầy tác dụng phụ”.

    Tuy nhiên giáo sư Low cũng cho biết phương pháp loại bỏ gen của chủ thể con lợn nhằm ngăn việc phát triển đích xác nội tạng cần loại bỏ ở lợn hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Nhóm ông cũng đang nghiên cứu về cách tạo ra bộ phận tiết ra dopamin ở người nhằm điều trị bệnh nhân Parkinson.

    Cũng như nhóm nghiên cứu của giáo sư Church, giáo sư Low cũng giám sát kỹ càng sự phát triển của não lợn trong trường hợp nguy cấp: “Với mỗi bộ phận chúng tôi phát triển, nhóm nghiên cứu cũng dành nhiều sự chú ý tới não của các vật thí nghiệm. Nếu chúng tôi thấy các bộ não này mang nhiều đặc tính của não người quá, chúng tôi chắc chắn sẽ tiêu hủy phôi thai trước khi chúng kịp sinh ra”.

    Những trang trại “thu gặt” nội tạng lợn sẽ gây ra những vấn đề bất cập về đạo đức?

    Tuy nhiên viễn cảnh của một trang trại thu gom nội tạng từ lợn đã dần gây xôn xao trong giới bảo vệ động vật. Theo họ, trước khi nghĩ đến việc mở ra những trang trại nuôi cấy nội tạng, có lẽ con người nên tìm cách gia tăng số người sẵn sàng quyên góp nội tạng của mình lên nhiều hơn.

    Hoặc chí ít, để cân bằng tội ác con người gây ra đối với lợn, chúng ta cần phải hạn chế ăn thịt chúng khi quyết định sử dụng chúng để nuôi cấy bộ phận.

    Dù trong thần thoại Hy Lạp, Chimera là một trong những quái thú hung ác nhất, Chimera lai giữa loài lợn và người sẽ hoàn toàn không có bất cứ hành vi bên ngoài nào khác một con lợn bình thường. Điều khác biệt duy nhất là ngoài việc là một nguồn nguyên liệu thức ăn khoái khẩu, những con lợn này có thể đóng góp thêm các bộ phận nội tạng phục vụ việc cứu sống hàng nghìn đàn ông, phụ nữ và trẻ em mỗi năm.

    Tham khảo BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày