Nghiên cứu mới cho thấy vẹt rất thích gọi video call cho nhau, thậm chí có thể dạy nhau học và chơi
“Một vài con vẹt hát hò, một vài con chơi đùa xung quanh, một số còn muốn giơ cho những con vẹt khác xem đồ chơi của mình”.
- Khoa học có thể giúp cho con người mọc cánh và bay như chim không?
- Ra khỏi hang sau 500 ngày tự cô lập mình, người phụ nữ mất hết cảm giác về thời gian, tưởng cả thế giới vẫn chìm trong COVID
- Khi trời mưa, những con chim sẽ trú ẩn ở đâu?
- Không chỉ ruồi và gián ngay cả ếch, cá hay chim cút cũng từng được sinh ra và lớn lên trong không gian
- Từ Chim Điên hàng chục năm trước cho đến FPS hiện đại, đây là những trò chơi đã định hình ngành công nghiệp game di động
Khi con người cảm thấy buồn chán, chúng ta có thể gặp gỡ bạn bè online qua điện thoại hay màn hình máy tính. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đặt câu hỏi tương tự với đối tượng vẹt, và họ phát hiện ra rằng những con chim tinh ranh vô cùng thích thú với hoạt động gọi video cho “người” thân.
Các nhà nghiên cứu khẳng định thông qua hành động chat video với nhau, vẹt thuần hóa có thể có mình những trải nghiệm tích cực, đơn cử như học được kỹ năng mới. “Cô nàng sống động hơn hẳn trong suốt cuộc gọi”, một người nuôi vẹt khẳng định với các nhà khoa học tới từ Đại học Northeastern.
Ý tưởng dẫn lối cho nghiên cứu khoa học này không tới ngẫu nhiên. Trong môi trường hoang dã, vẹt thường sống thành đàn nhưng khi được thuần hóa và được nuôi tại nhà như thú cưng, những sinh vật này thường phải ở một mình. Sống cô đơn và xa cách bầy đàn, vẹt có thể mắc phải một số triệu chứng tâm lý hay thậm chí, bộc lộ những hành vi hại bản thân như dùng mỏ nhổ lông.
Vẹt cô đơn là vẹt không hạnh phúc, đó là lý do các nhà nghiên cứu tìm cách kết nối xấp xỉ 20 triệu con vẹt trên toàn nước Mỹ. Họ đã tuyển tình nguyện viên tham gia nghiên cứu từ Parrot Kindergarten, một chương trình huấn luyện vẹt online dành cho chủ vẹt và những con thú cưng của họ.
Vẹt cô đơn tìm niềm vui từ gọi video.
Trong hai tuần nghiên cứu đầu tiên, chủ vẹt sẽ dạy thú cưng rung chuông, rồi dùng mỏ chọn trên màn hình cảm ứng một cá thể vẹt khác để tiến hành gọi điện. Trong giai đoạn này, những con vẹt tham gia nghiên cứu thực hiện tổng cộng 212 lượt video call dưới sự giám sát chặt chẽ của chủ. Mỗi cuộc gọi chỉ kéo dài tối đa 5 phút, và chủ vẹt có thể trực tiếp ngắt cuộc gọi sớm nếu như thấy thú cưng không còn hứng thú với màn hình tablet. Trong tất cả 18 con vẹt tham gia, chỉ 15 cá thể đủ kiên nhẫn để tới vòng tiếp theo.
Một khi những con vẹt tham gia thử nghiệm quen với động tác gọi video, giai đoạn hai của nghiên cứu bắt đầu. Đây là lúc 15 con vẹt có thể thoải mái gọi điện, và cũng toàn quyền chọn bạn nói chuyện. Trong 2 tháng tiếp theo, 15 con vẹt đã thực hiện tổng cộng 147 cuộc gọi cho những con chim khác, giúp các nhà khoa học có được hơn 1.000 giờ dữ liệu để phân tích.
Đầu tiên, họ phát hiện ra rằng vẹt tận dụng triệt để cơ hội được gọi điện, và thường đàm thoại với nhau hết 5 phút được cho. Theo lời các nhà nghiên cứu, có vẻ vẹt hiểu mình đang trực tiếp trao đổi với một cá thể vẹt khác chứ không phải đang xem video. Một số con vẹt học được cả kĩ năng mới từ “bạn gọi video” của mình, hay học được cách tạo ra những âm thanh mới.
“Tôi ngạc nhiên trước số lượng hành vi khác nhau của chúng”, đồng tác giả nghiên cứu Ilyena Hirskyj-Douglas - chuyên gia nghiên cứu tương tác giữa động vật và máy tính tại Đại học Glasgow - trả lời phỏng vấn The Guardian. “Một vài con vẹt hát hò, một vài con chơi đùa xung quanh, một số còn muốn giơ cho những con vẹt khác xem đồ chơi của mình”.
Những con vẹt trở thành bạn thân qua màn hình, và các nhà khoa học đánh giá độ thân thiết thông qua tần suất gọi điện giữa hai cá thể vẹt. Những con vẹt gọi điện nhiều nhất cũng là con được gọi nhiều nhất, điều này đôi chút tương đồng với cách con người giao tiếp trong xã hội.
Thử nghiệm cũng đưa người và vẹt lại gần nhau hơn. Theo đánh giá, một số cá thể vẹt tỏ ra thích thú khi thấy chủ vẹt của bạn gọi video.
Trong khi những cuộc gọi video không thể thay thế tương tác xã hội, đây vẫn có thể là lựa chọn thức thời giúp người với người, hay vẹt với vẹt xích lại gần nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng, nghiên cứu không phải cơ sở để mọi chủ vật nuôi lập tức cho thú cưng gọi điện với bạn bè: những chủ vẹt tham gia nghiên cứu đều được huấn luyện bài bản, có nhiều thời gian chăm sóc thú cưng của mình, họ luôn theo dõi xem vẹt có biểu hiện sợ hãi, tức giận hay không thoải mái để lập tức dừng cuộc trò chuyện.
Báo cáo khoa học chỉ ra nhiều bài học quý giá, như cách công nghệ đang trở thành cầu nối không chỉ giữa người và người, mà còn có thể kết nối con vật với con vật, thậm chí cả con vật với con người. Công nghệ đã và đang len lỏi trong từng khía cạnh cuộc sống, và đây là thời điểm chín muồi để các nhà nghiên cứu tìm hiểu những tác động tích cực của công nghệ lên cuộc sống, của con người nói riêng và của sinh vật sống nói chung.
Tham khảo Smithsonian Mag
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4