Nghiên cứu mới nhất cho thấy "Giang sơn dễ đổi, bản tính cũng dễ dời", chỉ cần thời gian thôi
Tính cách chúng ta sẽ thay đổi nhiều lần trong cuộc đời, theo một nghiên cứu khoa học cho biết.
Chắc chắn đa số chúng ta sẽ phải rùng mình khi nhớ lại những năm tháng trong thời niên thiếu của mình, có thể là do ngoại hình không được hoàn hảo vào thời đó hay thậm chí là tính cách hoàn toàn trái ngược với chúng ta ngay ở thời điểm hiện tại.
Một nghiên cứu về tính cách con người trong thời gian dài đã cho biết tính cách của chúng ta sẽ thay đổi vào nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời, và nó thay đổi nhiều đến nỗi chúng ta là một con người rất khác ở độ tuổi 14 và 77.
Cụ thể, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh (Anh Quốc) đã phân tích các kết quả nghiên cứu từ năm 1947, được thực hiện trên 1208 trẻ vị thành niên 14 tuổi ở Scotland qua thầy cô của các em. Các thầy cô được yêu cầu trả lời 6 câu hỏi liên quan đến 6 tính cách và hành vi con người: sự tự tin, sự kiên trì, sự ổn định tâm lý, sự tận tâm, sự nguyên bản, và niềm mong muốn được thể hiện.
Hơn 6 thế kỷ sau, nhóm làm việc tại Đại học Edinburgh đã có cơ hội liên lạc lại với 635 đứa trẻ ngày ấy, và 174 người đã đồng ý thực hiện bài kiểm tra tính cách một lần nữa. Vào độ đuổi trung bình khoảng 76,7 của nhóm khảo sát, họ được yêu cầu tự nhận xét bản thân bằng 6 câu hỏi cũ, đồng thời họ được chọn ra một người thân thiết với mình để kiểm chứng.
Những người trẻ tuổi thường được gắn mác "nổi loạn".
Các nhà nghiên cứu đã đối chứng kết quả kiểm tra giữa năm 77 tuổi và 14 tuổi, và họ không thấy bất kỳ sự liên quan nào: "Kết quả cho thấy không có mối liên hệ nào giữa tính cách của trẻ vị thành niên và tuổi già. Và khi chúng tôi thực hiện bài kiểm tra bằng những câu hỏi phức tạp hơn để tìm hiểu những hành vi khác, nhưng sự liên kết về tính cách giữa vị thành niên và tuổi già vẫn rất thấp".
Kết quả thí nghiệm đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên, vì trước đó có nghiên cứu cho thấy tính cách con người vốn không thay đổi từ lúc trẻ đến trung niên, và từ trung niên đến lúc già. Tuy vậy, kết quả thử nghiệm trên chỉ chính xác trong khoảng tuổi ngắn mà thôi, ví dụ như từ 20 đến 40 tuổi hay 40 đến 70 tuổi. Nếu như khoảng cách tuổi lớn, ví dụ như 14 đến 77 tuổi như trên, tính cách con người sẽ không còn giống nhau giữa lúc nhỏ và già nữa.
Mặt khác, bài nghiên cứu vẫn còn một số điểm không ổn hoàn toàn, ví dụ như vẫn còn ít người tham gia vào thử nghiệm, và kết quả kiểm tra tính cách lần đầu chỉ thông qua thầy cô của những đứa trẻ. Đồng thời kết quả kiểm tra vẫn còn phụ thuộc một phần vào những câu hỏi tự đánh giá, cho nên kết quả có thể bị thiên vị, hoặc nghiêng về phần thầy cô lúc năm 14 tuổi, hoặc nghiêng về phần người thân khi họ 77 tuổi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng không tìm hiểu nguyên nhân của việc thay đổi tính cách.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên đã chứng thực được một nghiên cứu trên 23.000 người tình nguyện tại Đức, mà ở đó người ta đã kết luận 25% số người thử nghiệm đã thay đổi tính cách hoàn toàn sau độ tuổi 70. "Không giống như những người trưởng thành, tính cách của người già thay đổi theo một hướng không thể xác định", đại diện của nhóm tại Đức cho biết.
Như vậy, vẫn còn nhiều nghiên cứu phải thực hiện để xác thực được việc thay đổi tính cách này. Và nếu đó là sự thực, chúng ta cần phải hiểu thêm vì sao chuyện này lại xảy ra. Nhưng chúng ta nên dần nhận ra rằng không chỉ những tế bào của chúng ta được thay đổi theo năm tháng, mà cách chúng ta suy nghĩ và hành động của mình không phải "Giang sơn dễ đổi, tính cách khó dời" đâu.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h