Nghiên cứu mới: Tổ tiên loài người đã lai với một giống người bí ẩn, vẫn còn cả dấu vết gen trong người hiện đại
Khoa học chưa có mấy dấu vết về giống người cổ đại này. Họ có thể là ai?
- Bill Gates: Trí tuệ nhân tạo và công nghệ chỉnh sửa gen sẽ cứu được nhân loại
- Hai gã khổng lồ công nghệ Yahoo và Alibaba đóng góp nghiên cứu gen bằng AI để giúp chống lại dịch bệnh virus corona
- Trích xuất được bộ gen người hoàn chỉnh từ cục "kẹo cao su" 5.700 tuổi, bên cạnh ADN của một loạt vi khuẩn và mầm bệnh
- Muỗi cái không chịu ‘yêu đương’ với muỗi đực biến đổi gen, dự án tiêu diệt loài muỗi thất bại thảm hại
- Nghiên cứu: Cứ nói béo phì là do “cái miệng hại cái thân” nhưng hóa ra gen cũng là nguyên nhân chính khiến bạn béo phì
Khi vẽ bản đồ gen để theo dõi quá trình tiến hóa của ADN loài người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra yếu tố bất ngờ: tất cả người không có nguồn gốc Châu Phi đều mang dấu vết ADN của một giống người cổ đại khác.
Ước tính, khoảng 6 tỷ người trên Trái Đất có tổ tiên gần không dính dáng tới Châu Phi sẽ mang 1-2% gen của người Neanderthal, họ hàng gần với loài người Homo Sapien chúng ta. Còn với người Đông Á và Châu Đại dương, họ sẽ có một lượng nhỏ gen của giống người Denisovan, một họ hàng gần khác của Homo sapien.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên Science Advances nhận định rằng những con người đầu tiên sống tại đất Châu Phi đã giao phối với những giống người cổ xưa - những loài họ hàng (hiện đã tuyệt chủng) với Homo sapien. Việc giao phối với người khác giống bắt đầu xuất hiện khi tổ tiên Homo sapien của chúng ta rời Châu Phi, tìm tới những vùng đất mới. Đó cũng là lúc tổ tiên con người đã nhận về gen của người Neanderthal và Denisovan.
Từ đây, ta lại có thêm khám phá mới. Trước đây, nghiên cứu gen trên người hiện đại chỉ ra rằng một sự kiện di cư lớn diễn ra cách đây 100.000 năm đã khiến gen chúng ta có dấu vết của những loài khác Homo sapien.
Chúng ta vẫn có thể tự tin nhận định rằng đa số (khoảng từ 92% tới 98%) số người sống ngoài Châu Phi có gốc gác từ những người di cư khỏi Châu Phi hồi 100.000 năm trước. Nhưng giờ, bằng chứng mới cho thấy số % người còn lại tới từ một tộc người cổ xưa, đã rời Châu Phi hàng trăm ngàn năm trước thời điểm di cư nói trên.
Tại quê hương Châu Phi, chuyện gì đã xảy ra?
Hộp sọ của Homo rhodesiensis, một giống người cổ đại đã tuyệt chủng.
Nhờ lượng gen cổ đại được bảo quản tốt trong môi trường khí hậu lạnh và khô của Âu Á (trái ngược với cái nóng ẩm của Châu Phi), ta tìm ra thêm dấu vết của việc Homo sapien lai giống với những loài khác.
Nhưng đến giờ, ta mới có thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa các tổ tiên loài người chính tại cái nôi nhân loại, Châu Phi. Nghiên cứu được xuất bản năm 2017 về 16 mẫu ADN cổ đại tìm thấy tại miền Nam Châu Phi, về những người đã sống nơi đây suốt 10.000 năm qua đã vén màn bí ẩn. Hóa ra cộng đồng người cổ đại Châu Phi phức tạp lắm, và không chỉ một giống người duy nhất đã tìm đường ra khỏi Châu Phi hồi 100.000 năm trước.
Đầu năm nay, nghiên cứu mới về mẫu gen có trên 4 người cổ đại ủng hộ những gì báo cáo khoa học năm 2017 nêu ra. Ghép các kết quả lại, ta thấy rằng đã tồn tại nhiều giống người sống thành những cụm khác nhau trên khắp Châu Phi, và dấu vết gen của nhiều giống người trong số đó vẫn còn trong người Châu Phi hiện đại.
Bên cạnh đó, ta mới phát hiện ra khả năng có một gen lạ đã hòa trộn với dân số Homo sapien cổ đại sống tại Châu Phi. Nghiên cứu mới đưa ra thêm bằng chứng về sự tồn tại của giống người cổ bí ẩn, dữ liệu cho thấy rằng 6-7% người sống tại Tây Phi có một tổ tiên bí ẩn, không phải gen Neanderthal hay Denisovan. Những mẫu gen này không phù hợp với mọi bản đồ gen loài người mà ta có.
Hộp sọ của người hiện đại (trái) và Neanderthal (phải).
Nhiều khả năng, giống người cổ đại bí ẩn này sống đã tách biệt với Homo sapien và Neanderthal vào khoảng 360.000 tới 1,02 triệu năm trước. Khám phá này đáng ngạc nhiên tới mức các nhà khoa học thận trọng vô cùng, không dám đưa ra kết luận. Họ muốn tìm hiểu sâu hơn về các mẫu ADN cổ xưa và sự đa dạng loài người tại chính Châu Phi.
Đây lại là một nghiên cứu khác khiến các nhà khoa học đau đầu; con người hiện đại là sản phẩm của cả triệu năm tiến hóa và hàng trăm ngàn năm lai giữa nhiều giống người khác nhau, và nhiều khả năng chúng ta có một tổ tiên xa xưa nào nữa mà khoa học chưa rõ.
Tham khảo The Covnersation
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming