Gen POMC và PER 2 bị biến đổi ở nhóm người nghiện rượu và nghiện rượu nặng, thông qua một quá trình gọi là methyl hóa.
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Alcoholism: Clinical & Experimental Research, uống rượu có thể làm biến đổi DNA của bạn. Sự thay đổi xuất hiện ở 2 gen trong chuỗi di truyền liên quan đến hành vi uống rượu.
Phát hiện này là một cơ sở khoa học tốt để giải thích tại sao rượu là một đồ uống gây nghiện bậc nhất thế giới, và những ai đã nghiện rượu rồi thì rất khó cai.
"Chúng tôi thấy rằng những người uống nhiều rượu có thể khiến DNA của họ bị biến đổi theo chiều hướng khiến họ thèm rượu nhiều hơn", giáo sư Dipak K. Sarkar tác giả nghiên cứu tại Đại học Rutgers, Hoa Kỳ cho biết.
Nghiên cứu: Những người uống nhiều rượu có thể bị biến đổi gen
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Sarkar và các đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu 2 gen liên quan đến việc kiểm soát hành vi uống rượu. Gen thứ nhất ký hiệu là POMC, có chức năng điều chỉnh hệ thống phản ứng của cơ thể với căng thẳng.
Gen thứ hai là PER2, giúp điều chỉnh nhịp sinh học và một số chức năng não nhất định. Các nghiên cứu trên động vật từng chỉ ra những con chuột bị đột biến gen này có thể trở thành chuột nghiện rượu. Trước đó, các nhà khoa học cũng phát hiện một mối liên quan giữa gen PER 2 và hành vi uống rượu sớm ở tuổi vị thành niên.
Để củng cố thêm các mối liên hệ này, giáo sư Sarkar đã thu thập mẫu máu để xét nghiệm gen của 47 tình nguyện viên thuộc 3 nhóm: uống rượu vừa phải, nghiện rượu hoặc nghiện rượu nặng. Ông nhận thấy cả 2 gen POMC và PER 2 đều đã bị biến đổi ở nhóm người nghiện rượu và nghiện rượu nặng, thông qua một quá trình gọi là methyl hóa.
Những người nghiện rượu và nghiện rượu nặng cũng cho thấy sự giảm biểu hiện gen, nghĩa là tốc độ mà các gen này tạo ra protein chậm hơn người bình thường. Những thay đổi này tỷ lệ thuận với lượng rượu mà họ tiêu thụ.
Ngoài ra, trong một thí nghiệm kéo dài 3 ngày tại bệnh viện, những người uống rượu đã được cho xem những hình ảnh trung tính, hình ảnh khiến họ căng thẳng và hình ảnh liên quan đến rượu. Cả 3 nhóm tình nguyện viên cũng được cho nhìn những thùng bia trên màn hình, sau đó, họ được yêu cầu nếm thử bia thật.
Qua các bài thử nghiệm này, các nhà khoa học có thể đánh giá động lực và mức thèm uống của họ. Kết quả: những người nghiện rượu và người nghiện rượu nặng thể hiện rằng họ sẽ uống nhiều hơn, liên quan đến mức ham muốn lớn hơn.
Chỉ tính riêng trong năm 2016 đã có hơn 3 triệu người chết vì tác hại của rượu.
"Nghiên cứu này có thể giúp giải thích tại sao nghiện rượu lại là một chứng nghiện mạnh mẽ đến vậy, và một ngày nào đó, nó có thể góp phần tìm ra phương pháp mới để điều trị chứng nghiện rượu hoặc giúp ngăn ngừa nguy cơ nghiện", giáo sư Sarkar nói.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm 2016 đã có hơn 3 triệu người chết vì tác hại của rượu. Hơn 3 phần 4 số ca tử vong là năm giới. Rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác cũng phải chịu trách nhiệm cho 5,1% số ca bệnh và thương tích trên toàn cầu.
Tham khảo Sciencealert, Medicalxpress
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"