Ngỡ ngàng trước đôi giày ‘đắt’ nhất thế giới: Giá bằng nguyên căn biệt thự giữa trung tâm thành phố
Nike Air Yeezy 1 không còn là đôi giày thể thao đắt nhất thế giới, kỷ lục mới vừa được bán với giá 2,2 triệu USD.
Theo tờ Bloomberg đưa tin, vào ngày 11/4, đôi giày thể thao mang nhãn hiệu Air Jordan 13 từng được Michael Jordan sử dụng tại trận chung kết NBA năm 1998 đã được bán với giá 2,2 triệu USD (tương đương hơn 51,1 tỷ đồng), mức giá cao ngang một căn biệt thự giữa lòng nhiều thành phố lớn.
Hãng đấu giá Sotheby’s cũng thông báo nó đã trở thành đôi giày thể thao đắt giá nhất từ trước đến nay và là đôi Air Jordan 13 Bred (thiết kế đỏ đen) cuối cùng mà huyền thoại bóng rổ sử dụng trong 1 trận đấu NBA.
Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ xuất sắc và được nhiều người ngưỡng mộ. Những đôi giày ông từng mang khi còn thi đấu có ý nghĩa rất lớn đối với giới sưu tầm giày trên toàn thế giới.
Kỷ lục “đắt đỏ” trước đó thuộc về Nike Air Yeezy 1 với giá bán 1,8 triệu USD do Kanye West đi trên sân khấu Grammy. Ngoài ra, trước đó, trong phiên đấu giá của Sotheby's tại Las Vegas, đôi Nike Air Ships màu đỏ trắng cũng đã lập kỷ lục với mức giá bán khủng lên tới 1,5 triệu USD. Mẫu này do Bruce Kilgore thiết kế và được Michael Jordan mang trong một số trận đấu.
Dù vậy, các đôi giày này vẫn “chưa là gì” so với kỷ vật khác của vị huyền thoại. Theo Bloomberg, vào năm 2022, tại 1 phiên đấu giá khác của Sotheby’s, chiếc áo đấu được Michael Jordan mặc trong trận chung kết NBA Finals 1998 đã được bán với giá 10,1 triệu USD (khoảng hơn 236 tỷ đồng).
Các thương vụ đã chứng minh được sức hút và tầm ảnh hưởng lớn của “siêu sao bóng rổ” vĩ đại. Năm 1984, với sự ra mắt của Air Jordan 1, Nike chỉ đặt mục tiêu đạt doanh thu khoảng 3 triệu USD. Tuy nhiên con số đó đã bị phá vỡ ngay lập tức và mang về cho thương hiệu 126 triệu USD chỉ trong năm đầu tiên.
Ngoài ra, theo Front Office Sports, Jordan Brand có doanh thu 5,1 tỷ USD vào năm 2022, trong đó Jordan kiếm được 5% dựa theo thỏa thuận với Nike.
Tham khảo Bloomberg, sportingnews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập