Ngôi làng kỳ lạ hiếm có của những người nông dân ham mê Facebook
Với sự bùng nổ của smartphone giá rẻ và mạng 3G phủ sóng rộng rãi, người nông dân Myanmar đã có cơ hội tiếp cận Internet, đa số họ đều có tài khoản Facebook.
Trong bài viết này, mời độc giá ghé thăm những ngôi làng ở Myanmar để xem họ sử dụng Facebook như thế nào.
Trong sáu tuần cuối tháng 10 và tháng 11, trước cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt tại Myanmar, tôi tham gia cùng nhóm các nhà thiết kế dân tộc học tới một vùng nông thôn để phỏng vấn 40 nông dân về smartphone. Các nhà thiết kế dân tộc học nghiên cứu về sự tương tác giữa nền văn hóa và công nghệ. Các nhà sản xuất thiết bị công nghệ thường mắc sai lầm khi xây dựng sản phẩm dựa trên các giả định xung quanh việc công nghệ được tiếp nhận như thế nào. Mục tiêu của cuộc phóng vấn tại vùng nông thôn của các nhà thiết kế dân tộc học là khắc phục sai lầm trên và thiết kế các công cụ, sản phẩm phù hợp với từng trường hợp sử dụng và nhu cầu cụ thể.
Myanmar là mảnh đất màu mỡ cho công việc khảo sát, nghiên cứu. Cho tới gần đây, chính quyền quân sự Myanmar vẫn kiểm soát việc sử dụng smartphone và thẻ SIM. Nhiều nông dân mà chúng tôi từng nói chuyện chưa bao giờ sở hữu một smartphone trong quá khứ. Tuy vẫn thường xuyên mất nước và điện nhưng hiện tại các cột sóng di động đã có mặt ở gần những ngôi làng cung cấp sóng 3G mạnh mẽ. Đối với họ, tất cả mọi thứ về mạng Internet đều mới mẻ.
Hầu như tất cả nông dân chúng tôi đã nói chuyện đều sử dụng Facebook. Họ không hề biết tới Twitter. Họ sử dụng Facebook như cách người phương Tây sử dụng Twitter. Họ coi nó như một nguồn thông tin và là nơi để họ theo dõi những gì mình thích. Tuy nhiên, đa số họ không coi mạng xã hội là một xã hội cụ thể, họ cũng không kết nối và cập nhật thường xuyên những gì xảy ra trong ngôi làng của họ.
Đội phỏng vấn của chúng tôi gồm ba hoặc bốn người, một phiên dịch viên, một nhiếp ảnh gia, một chuyên viên ghi chú và đôi khi là một điều phối viên. Dưới đây là một số ghi chép nổi bật mà chúng tôi thu được.
Nông dân 1
Nông dân đầu tiên mà chúng tôi phỏng vấn là một người đàn ông 38 tuổi sở hữu 15 mẫu đất trồng lúa. Ông có một cái đầu lớn nhiều tóc và một cô con gái 8 tuổi. Chúng tôi nói chuyện với nhau trong một nhà kho tạm giữa cánh đồng lúa của anh. Mới chỉ là buổi sáng nhưng ánh nắng mặt trời đã rất gay gắt, ngồi trong bóng râm cũng cảm thấy khó chịu. Mọi người đều đẫm mồ hôi. Tất cả mọi thứ xung quanh đều được bao phủ bởi ánh nắng và ánh sáng phản chiếu từ cánh đồng lúa vàng óng đang tới mùa thu hoạch.
Tuy nhiên, đa số họ không coi mạng xã hội là một xã hội cụ thể, họ cũng không kết nối và cập nhật thường xuyên những gì xảy ra trong ngôi làng của họ.
Okekan là một thị trấn phía tây bắc của Yangon. Lái xe mất 3 đến 6 giờ để đưa chúng tôi tới làng trên con đường đầy ổ gà. Đa số thời gian, xe đi trái phần đường. Thị trấn chỉ kéo dài nửa cây số với một số nhà hàng, cửa hàng, một khu chợ nhỏ và một khách sạn mini. Đồng lúa bao quanh mọi hướng. Ngôi làng đầu tiên chúng tôi ghé thăm nằm bên sườn thị trấn.
Người nông dân này còn gọi thêm các cháu trai của ông ta tới. Họ đến nhà kho trên chiếc xe máy 50cc. Sự hiện diện của chúng tôi tại ngôi làng như một sự kiện lớn. Họ trao cho chúng tôi rất nhiều nụ cười, thể hiện lòng hiếu khách. Họ đưa cho chúng tôi những chai nước và tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi họ đồng ý trả lời phỏng vấn một cách dễ dàng.
Mọi người đều có smartphone. Một của Samsung, một của Honor (thuộc sở hữu của Huawei) và hai của Huawei. Apple không có chỗ tại các vùng quê ở Myanmar. Các hãng smartphone Trung Quốc thống trị ở đây và Samsung xếp thứ hai, dành cho những người đủ khả năng chi trả cho một thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên, càng tìm hiểu chúng tôi càng thấy smartphone cao cấp của Samsung không phù hợp nơi đây. Các smartphone Trung Quốc có giá rẻ nhưng rất hữu dụng. Ước mơ trang bị cho mỗi đứa con một chiếc laptop của người nông dân Negroponte có thể không bao giờ thành hiện thực nhưng trang bị cho mỗi người một chiếc smartphone, hữu dụng và hợp lý hơn so với laptop trong nhiều trường hợp, thì lại nằm trong tầm tay ông. Tôi ghi chép sau đó chúng tôi chụp ảnh. Họ cho phép chúng tôi chụp cận cảnh những chiếc smartphone, niềm tự hào của họ. Tất cả những chiếc smartphone đều có giá dưới 100 USD.
Một nông dân ở ngôi làng gần Yangon
Khi chúng tôi hỏi về giá thuê bao mạng di động họ nói rằng chúng rẻ hơn nhiều so với một năm trước. Các công ty viễn thông triển khai những hệ thống trả trước. Chẳng ai có thẻ tín dụng. Mọi người mua thẻ cào tại cửa hàng, nhập những con số để nạp tiền. Để mua 25MB dữ liệu, nông dân Myanmar phải trả khoảng 0,1 USD. Nếu mua gói dữ liệu lớn (hầu như không ai làm vậy), bạn có thể nhận được 2GB dữ liệu với giá 11.900 Kyat Myanmar hay khoảng 9,2 USD. Hầu hết người nông dân Myanmar mua thẻ cào mệnh giá 1.000, 3.000 hoặc 5.000 Kyat. Sử dụng số tiền này trong bao lâu tùy thuộc vào người dùng. Có người sử dụng 3.000 Kyat trong một tháng nhưng người khác chỉ sử dụng trong một ngày.
Về các ứng dụng, một cháu trai của ông sử dụng Viber để nhắn tin với bạn bè và gia đình, những người ở xa ngôi làng. Nhưng nếu có thể gặp trực tiếp, anh ta sẽ đến nói chuyện trực tiếp. Anh chia sẻ rằng chủ yếu sử dụng smartphone để gọi điện, một phương thức đơn giản và nhanh hơn so với nhắn tin.
Khi đề cập tới Facebook, mọi người đều hào hứng tham gia. Họ sử dụng Facebook hàng ngày. Họ cảm thấy dành dữ liệu cho Facebook là một đầu tư đáng giá. Hãy xem này, một cháu trai nói. Anh ta muốn chỉ cho chúng tôi thấy một bài đăng trên Facebook. Anh ấy rất hồi hộp. Trước đó, anh nói với chúng tôi như bất kỳ người nông dân thứ thiệt nào, anh hiểu cuộc sống nông thôn. Vì vậy chúng tôi tự hỏi: Anh ta sẽ chỉ cho chúng ta điều gì? Một kỹ thuật canh tác mới? Tin tức về cuộc bầu cử sắp tới? Phân tích về tác động của cuộc bầu cử với người nông dân? Chúng tôi đã sai: Anh ta chỉ cho chúng tôi ảnh một chú bò có 5 chân. Anh ta cười khoái trá vì đây là lần đầu anh thấy nhưng chúng tôi chẳng ngạc nhiên.
Đội của tôi thuộc một nhóm được điều hành bởi Studio D Radiodurans (Studio D) chuyên nghiên cứu, thiết kế và tư vấn chiến lược. Studio D đã hợp tác trong hai năm qua với Proximity Designs, một doanh nghiệp xã hội tại Yangon. Những hoạt động của Proximity Designs tập trung vào nông nghiệp và giúp đỡ nông dân. Tính tới tháng 12/2015, họ đã phục vụ hơn 731.000 hộ gia đình nông thôn và gây tác động tới khoảng 3,66 triệu người.
Người nông dân khoe chiếc điện thoại của ông
Proximity xây dựng những sản phẩm phần cứng trong nhà xưởng 4 tầng khang trang ở khu công nghiệp Nam Dagon, Yangon. Tầng đầu tiên đảm nhiệm công việc hàn và lắp ráp khung máy bơm nước, hệ thống thủy lợi. Tầng thứ hai có rất nhiều công nhân lắp ráp máy bơm bàn đạp. Tầng thứ ba có các phòng thí nghiệm và thiết kế sản phẩm. Gần đây, họ tập trung vào thiết kế, thử nghiệm và sản xuất máy bơm nước năng lượng mặt trời. Và tầng thứ tư là tầng kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Phần chân bàn đạp của máy bơm nước bàn đạp được sản xuất sẵn để có thể dễ dàng thay thế dây và ván. Nó hoạt động tương tự máy chạy ở các phòng tập gym. Nhưng thay vì chỉ đốt cháy calo, chiếc máy này còn mang nước tới với những cánh đồng và tạo ra lúa gạo. Và máy bơm nước năng lượng mặt trời của Proximity, ra mắt hồi tháng 10 năm ngoái sau quá trình hợp tác nghiên cứu và phát triển với sinh viên d.school Đại học Stanford, không chỉ có thiết kế và kết cấu đẹp mà còn rẻ nhất trên thế giới. Chiếc máy bơm giá 350 USD này có thể bơm khoảng 50 lít nước mỗi phút.
Proximity là duy nhất và được ca ngợi vì họ tiếp cận công việc của họ với tư duy theo hướng tổng quát. Họ tới từng cánh đồng, tiếp cận với những khách hàng của họ, sử dụng các nhà dân tộc học để xác định những nhu cầu chưa được đáp ứng. Họ có mạng lưới nhân viên khảo sát trải khắp quốc gia, những người này thường ăn ngủ, làm việc cùng với nông dân tại các ngôi làng và gửi các thông tin phản hồi về văn phòng Yangon giúp họ cải thiện sản phẩm mà họ phát triển.
Việc Studio D dễ dàng tiếp cận và phỏng vấn hàng chục người cho thấy lòng tin của người nông dân vào Proximity. Lòng tin này được Proximity dày công xây dựng trong nhiều năm qua. Giá trị công việc của họ không chỉ là tác động tới những nông dân mà còn kết nối nông với thế giới rộng lớn.
Trong khi Proximity đã làm chủ về phần cứng và mối quan hệ với nông dân, công ty này chưa có nhiều kinh nghiệm về phần mềm. Và Studio D hợp tác với Proximity để giúp họ khắc phục vấn đề này. Hai công ty sẽ đánh giá tình trạng truy cập mạng và khả năng sử dụng thành thạo smartphone của nông dân Myanmar sau đó tận dụng nó nhằm nâng tác động lên mức tối đa.
Nông dân 10
Nông dân thứ 10 của chúng tôi, 35 tuổi, chủ sở hữu 40 mẫu đất ruộng, chỉ học hết lớp bốn. Mỗi năm ông cấy hai vụ lúa, có ba đứa con. Ông có một căn nhà nền đất đen và vách tre. Buổi chiều ánh nắng nhẹ xuyên qua vách khiến căn phòng lung linh hơn.
Ông có đôi mắt thân thiện và khuôn mặt cởi mở. Không giống nông dân thứ 2 - người không muốn trở thành nông dân nhưng bị buộc phải làm nông dân, ông rất thích làm nông dân, thích trồng lúa và yêu gia đình của mình.
Nông dân thứ 10 đứng trước cánh đồng của ông
Con gái 6 tuổi của ông đứng ở góc nhà lén nhìn chúng tôi, bà nội đứng cạnh cô bé và nhìn chúng tôi với ánh mắt ngờ vực. Đây là điều dễ hiểu. Chính chúng tôi cũng nghi ngờ bản thân chứ không nghi ngờ họ.
Ngôi làng vẫn thiếu điện mặc dù họ vừa góp tiền trồng mới hàng chục cột điện kim loại trên cánh đồng để chờ bắc dây. Chúng tôi hỏi, thông qua phiên dịch, ông sạc smartphone ở đâu? Nông dân này mỉm cười và chỉ về phía cục pin ô tô treo ở góc nhà với những chiếc dây cáp sạc USB quen thuộc.
Khi hỏi về ứng dụng, ông chia sẻ rằng mình sử dụng Viber và Facebook. Ông nói rằng ông trò truyền với một vài người bạn trên Facebook nhưng chủ yếu là những người bạn ông không hề biết. Hầu hết bạn bè trên Facebook của ông đều là người lạ. Anh trai của ông cài ứng dụng và tạo tài khoản cho ông. Ông không hề biết email đã được sử dụng để đăng ký tài khoản. Ông nhận được rất nhiều tin tức từ Facebook. Ông thích thông tin cập nhật về chính trị và cuộc bầu cử. Ông rất vui mừng nhưng lo lắng kết quả cuộc bầu cử có thể ảnh hưởng tới giá gạo. Ông sử dụng Facebook để theo dõi cuộc biểu tình. Liên đoàn Quốc gia Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi có sự hiện diện to lớn ở các vùng nông thôn.
Nông dân thứ 10 cho chúng tôi biết ông cũng sử dụng radio để nghe tin tức nhưng không thường xuyên. Ông nói rằng cả năm qua ông không hề bật radio. Ứng dụng tin tức khác, như TZ, ngốn quá nhiều dữ liệu. Ông sử dụng dữ liệu rất tiết kiệm. Ông chủ yếu "lên" Facebook vào buổi tối khi tốc độ Internet nhanh nhất và rẻ nhất. Giá dữ liệu buổi tối là 5 Kyat/1MB trong khi buổi chiều là 6 Kyat/1MB.
Nông dân thứ 10 và gia đình ông
Chiếc smartphone của ông đã vài năm tuổi. Ông mua lại nó từ người khác. Màn hình có vài vết xước và nó hơi nhỏ nhưng mọi thứ vẫn hoạt động tốt. Tôi nhận ra rằng công nghệ smartphone đã vượt qua ngưỡng đủ tốt từ vài năm trước.
Myanmar là một quốc gia của người nông dân. Khoảng 30 triệu trong số 53 triệu dân nước này là nông dân. Rất nhiều trong số họ hiện đã kết nối với Internet mới đây thôi bởi trước đó khi chính quyền quân sự cầm quyền thẻ SIM có giá rất đắt. Trong năm 2014, giá thẻ SIM giảm từ 2.000 USD xuống 200 USD và giờ giá của nó chỉ còn ở mức 1,5 USD. Cửa hàng dịch vụ di động mọc lên ở khắp mọi nơi.
Cách đây không lâu, ngành công nghiệp viễn thông Myanmar hoàn toàn nắm dưới sự kiểm soát của chính phủ. Hiện tại, đã có sự cạnh tranh và người dùng có nhiều lựa chọn. Năm năm trước, bạn chỉ có một sự lựa chọn đó là nhà mạng Bưu chính Viễn thông Myanmar (MTP). Bây giờ, nông dân Myanmar có thể chọn MPT hoặc Telenor hay Oredoo. Các cột sóng di động mọc lên ở khắp mọi nơi, giữa những cánh đồng lúa.
Cửa hàng dịch vụ di động số 1
Người đàn ông, chủ cửa hàng dịch vụ di động số 1, không có đất, 20 tuổi, rất gầy. Chúng tôi phỏng vấn anh ta một cách ngẫu nhiên, không hề lên kế hoạch trước. Khi chúng tôi cảm thấy phải phỏng vấn một người bán điện thoại cho nông dân, nông dân số 8 đã chỉ cho chúng tôi cửa hàng này.
Trong năm 2014, giá thẻ SIM giảm từ 2.000 USD xuống 200 USD và giờ giá của nó chỉ còn ở mức 1,5 USD. Cửa hàng dịch vụ di động mọc lên ở khắp mọi nơi.
Chúng tôi tới cửa hàng nằm ở một thị trấn của thành phố Kyaukse trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm. Kyaukse là một thành thị nằm trong khu vực Mandalay với dân số khoảng 700.000 người và một số cửa hàng chụp ảnh, cửa hàng điện thoại di động và hàng chục nhà hàng, khách sạn. Nhịp sống trong thành phố điên cuồng, bụi bặm, điển hình trong khu vực đông nam châu Á. Trạm nghiên cứu của chúng tôi nằm trong thành phố nhưng cách những chỗ chúng tôi ghé thăm hàng dặm. Vì vậy, chúng tôi phải ngồi xe máy hàng giờ liền để tới được nơi ở của những người cần phỏng vấn.
Trở lại thành phố, cửa hàng chúng tôi tới rất nhỏ. Một mặt tiền nhỏ nằm giữa một số cửa hàng bán trà trên con phố bận rộn. Ít cửa hàng, nhiều lán bán rong. Cửa hàng này chủ yếu bán điện thoại đã qua sử dụng. Hàng chục màn hình dự phòng nằm trong tủ kính như những món đồ trang sức.
Chúng tôi tiếp cận chủ cửa hàng. Ông không biết chúng tôi đang nói về điều gì. Không quen nông dân số tám, không phải họ hàng. Nhưng đồng nghiệp của tôi đã giải thích cho anh ta một cách cặn kẽ, trung thực. Anh ấy không phải xuất chúng như một số thành viên trong nhóm chúng tôi nhưng anh ta chân thật và nhiệt thành. Anh hiện đang học đại học và chưa bao giờ phải làm ruộng. Anh đồng ý ngồi uống cà phê và nói chuyện với chúng tôi trong 10 phút. "Những chú hề này là ai"?, tôi tưởng tượng ra suy nghĩ của anh ta hiện giờ.
Rất nhiều màn hình dự phòng cho smartphone Samsung và Huawei
Chúng tôi băng qua phố, lên lầu và bước vào một căn phòng tối. Các cửa sổ được bôi đen và ánh sáng đèn mờ ảo, chập chờn. Hai nhân viên quán cà phê đứng trong góc phòng tối nhìn chằm chằm vào chúng tôi cho tới khi chúng tôi gọi cà phê. Sau đó, họ tiếp tục quan sát một cách chi tiết trong khi một nhân viên khác mang cà phê ra cho chúng tôi. Tôi ghi chú: Liệu đây có phải là cách công việc của tôi kết thúc? Trong một căn phòng nhỏ với cốc cà phê dở tệ? Và sau đó tôi nhớ về những gì Jan Chipchase - sáng lập của Studio D - chia sẻ: Bạn hãy tập trung vào công việc nếu bạn cảm thấy bị đe dọa hay đại loại thế.
Chủ cửa hàng điện thoại di động đã 25 tuổi. Anh sở hữu iPhone, chiếc iPhone duy nhất mà chúng tôi bắt gặp trong vòng sáu tuần nghiên cứu. Tôi đặt những câu hỏi đơn giản và đồng nghiệp của tôi dịch chúng sang tiếng Myanmar.
"Người dùng trả tiền thuê bạn cài ứng dụng cho họ"?, tôi đặt câu hỏi. Năm phút sau, đồng nghiệp của tôi kết thúc việc phiên dịch. Chủ cửa hàng điện thoại cười và nói, "Không, chẳng ai phải trả tiền cho việc cài ứng dụng".
Facebook là ứng dụng phổ biến nhất, anh nói. Chín trong số mười người bước vào cửa hàng muốn cài ứng dụng Facebook. Mười tháng trước, khi giá SIM giảm, giá cước dữ liệu giảm, mối quan tâm tới Facebook tăng lên. Chỉ một nửa số người đi vào cửa hàng đã có tài khoản Facebook. Nửa còn lại, không biết làm thế nào để có một tài khoản, anh ta nói. Tôi giúp họ lập tài khoản. Tôi là một chuyên gia tạo tài khoản Facebook.
Không thể tưởng tượng nổi đây là cửa hàng bán smartphone
Vậy các ứng dụng khác thì sao? Anh đề cập tới một ứng dụng được gọi là TZ. Một thời gian nó rất nổi nhưng giờ thì không. Anh phẩy tay và nói vì nó quá ngốn dữ liệu. Mọi người đều sử dụng dữ liệu một cách tiết kiệm. Họ chỉ cần Facebook. Facebook là Internet.
Có ai sử dụng Google Play hay cửa hàng ứng dụng?
Không. Không có thẻ tín dụng. Không có email. Thêm nữa, quá trình tải về và cài đặt ngốn rất nhiều dữ liệu. Mọi người cài đặt ứng dụng bằng cách sử dụng Zapya, một app chia sẻ ứng dụng. Nó tạo ra các mạng địa phương. Mọi người gần đó kết nối với nó. Cho phép các nhóm gửi dữ liệu - ứng dụng, video, âm nhạc - qua lại mà không ngốn dữ liệu di động. Tôi ghi chú: Tất cả ứng dụng đều là bản sang tay của các ứng dụng khác. Không có một kênh phân phối ứng dụng chính thức.
Đây là câu mà tôi luôn lặp đi lặp lại trong quá trình công tác ở Myanmar: Từ không có điện tới điện mặt trời, từ không có ngân hàng tới tiền kỹ thuật số, từ không có máy tính và Internet tới smartphone và kết nối 3G tốc độ cao. Nó là một câu thần chú với những chuyên gia tư vấn làm việc tại các nền kinh tế mới nổi. Và các nền kinh tế mới nổi có một lợi thế to lớn hơn các nước bảo thủ và công nghệ hiện đại phương Tây đó là có rất ít người được ban phước.
Vẫn còn sự bất ổn về chính trj và tiền tệ. Đó là lý do tại sao mà một đất nước như Myanmar chỉ mới được trải nghiệm kết nối Internet và smartphone. Tính bất ổn làm tăng nguy cơ với các nhà đầu tư và các công ty nước ngoài. Nhưng tính bất ổn cũng mang lại lợi thế đó là không có một thế lực, cơ sở hạ tầng bản địa nào đủ mạnh để chống lại. Không có gã khổng lồ ngành điện nào độc quyền vùng nông thôn để chống lại điện mặt trời. Không có ngân hàng bản địa nào đủ mạnh để chống lại Bitcoin, không có kỳ vọng nào về cách một máy tính làm việc và cảm nhận một cuốn sách kỹ thuật số sẽ như thế nào. Chỉ có nạn đói và sự tò mò. Do vậy, có một cảm giác đặc biệt, tự do tới hoang dã khi làm việc tại những nơi như thế này. Đó là những gì làm say đắm các nhà tư vấn. Bạn đã thấy và đã sống ở tương lai và tin rằng - phải tin rằng - bạn có thể mang một số viễn cảnh tương lai tới đây, thắp sáng nó. Chúng tôi sẽ không thể đưa mọi thứ vào quỹ đạo nếu chúng tôi cứ mãi ngồi ở văn phòng mà không tới những nơi như Myanmar.
Cửa hàng dịch vụ di động số 2
Chủ cửa hàng dịch vụ di động số 2 là phụ nữ. Một phụ nữ. Phụ nữ! Tôi ghi chú. Gạch chân. Khoanh tròn. Từ trước tới giờ chúng chỉ phỏng vấn đàn ông.
Cửa hàng này cũng là một phát hiện ngẫu nhiên. Sau cuộc phỏng vấn chủ cửa hàng đầu tiên, chúng tôi tràn đầy sinh lực và muốn tìm hiểu sâu hơn. Chúng tôi tìm thấy cửa hàng thứ hai này sau cuộc trò chuyện bất ngờ và sâu sắc với anh chàng 25 tuổi sở hữu iPhone.
Mọi người đều sử dụng dữ liệu một cách tiết kiệm. Họ chỉ cần Facebook. Facebook là Internet.
Lái xe moto dẫn chúng tôi vào bên trong. Tôi nhận ra rằng giờ đây anh ta tự coi mình là người "cầm đầu". Anh ta muốn chúng tôi hoàn thành tốt công việc nhưng phương pháp giúp đỡ của anh ta mang đầy tính hăm dọa. Anh đứng giữa cửa hàng với điếu thuốc lá lủng lẳng trên miệng và nhìn chằm chằm vào bốn nhân viên nữ như thể ra lệnh cho họ mở cửa cho chúng tôi. Anh đội một chiếc mũ bảo hiểm theo kiểu mũ lính Mỹ, mặc quần kaki ngang thắt lưng và mặc một chiếc áo da. Răng của anh đỏ quạch vì nhai trầu. Hành động của anh khiến mọi người tỏ ra lo lắng. Tôi thì thầm với người đồng nghiệp vui tính của tôi: "này bảo anh ta ra ngoài đợi đi". Khi người đồng nghiệp chuyển lời, anh lái xe bước ra ngoài với vẻ mặt đang chuyển xấu hổ và thất vọng. Mọi người đều thở ra nhẹ nhõm.
Quản lý cửa hàng dịch vụ di động số 2 là một người cực kỳ kiên nhẫn. Chúng tôi đặt cho cô tên mã: Patient Phone Shop Woman. Trong thiết kế dân tộc học, tất cả mọi thứ đều có tên mã riêng. Cô mặc áo phông với logo Yahoo! cỡ nhỏ và ngồi đối diện với chúng tôi trên những chiếc ghế giữa cửa hàng. Chúng tôi nói chuyện hơn 90 phút. Cô không lấy tiền cài đặt ứng dụng nhưng cho Samsung thuê một phần cửa hàng. Cô chỉ vào một gian hàng trống dọc theo bức tường.
Những cuốn sổ chứa danh sách nhạc, video
Các ứng dụng phổ phiến nhất là gì? Cô không ngần ngại trả lời: Facebook. Và sau đó, Viber, Zapya, MP3 và video. Mười trên mười người vào cửa hàng đều hỏi về Facebook, cô nói. Mọi người đều muốn có Facebook. Nông dân biết Facebook. Tất cả họ đều yêu cầu nó. Nhưng bằng cách nào? Làm sao họ biết về Facebook để yêu cầu? Bởi vì mọi người đều có nó, cô nói. Tôi ghi chú: Ai là người đầu tiên mang Facebook tới đây?
Có ứng dụng nào được cài sẵn hay không?
Không. Cửa hàng này chỉ là cửa hàng phần cứng. Cô khua tay. Chúng tôi nhìn theo: Cửa hàng được sơn màu trắng với đèn LED sáng sủa với những tủ kính chứa điện thoại Trung Quốc và một gian hàng trống của Samsung. Nó lớn hơn 4 lần so với cửa hàng trước đó. Các nhân viên mặc đồng phục với logo Yahoo! và luôn đứng ở vị trí sẵn sàng, rất chuyên nghiệp.
Khi người nông dân mua điện thoại, chúng tôi mang nó sang cửa hàng khác. Bên đó là cửa hàng phần mềm.
Mắt chúng tôi mở to. Chúng tôi có thể thăm qua nó không? Cô có thể dẫn chúng tôi sang bên đó một chút không? Tất nhiên là cô ấy có thể.
Chúng tôi băng qua con đường nhỏ và bước vào một cửa hàng nằm đối diện. Cửa hàng phần mềm giống như một hang động ẩm ướt với ánh sáng huỳnh quang mập mờ và một bàn làm việc bừa bộn đằng sau ba cây ATM nhỏ. Cửa hàng phần mềm sửa chữa, cài đặt, chạy lại phần mềm hoặc tư vấn. Hiện tại cửa hàng không có khách nhưng đôi khi rất đông khách. Có một hàng ghế dài cho khách ngồi đợi, những cuốn sổ catalog nằm bên trên chiếc bàn cạnh dãy ghế. Trong sổ có đủ mọi thứ như tên bài hát, tựa phim và số ID kèm theo. Các trang của những cuốn sổ đã bị mòn, bẩn và đôi khi rách. Nhiều lúc khách hàng phải chờ đợi và họ chọn nhạc, video trong lúc chờ, người phụ nữ nói. Sau đó họ truy cập Zapya để tải về. Luôn luôn là Zapya. Toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào Zapya, tôi ghi chú.
Đằng sau quầy hàng bừa bộn là một người đàn ông trẻ tuổi. Anh là chuyên gia tư vấn tổng thể, người nâng cấp hệ điều hành và cài đặt các ứng dụng cơ bản cho người nông dân. Ứng dụng được cài đặt dựa trên sự nổi tiếng hay nhu cầu hoặc yêu cầu của khách hàng, anh nói. Chúng tôi hỏi: Anh có được ai thuê cài đặt một số ứng dụng lên máy của khách hàng hay không? Anh ta trả lời là không. Chúng tôi hoài nghi, không thể tin được là không hề có thị trường cài đặt ứng dụng ngầm. Người phụ nữ cười bởi bà đã đã nói điều này với tôi mà tôi không tin.
Chủ cửa hàng phần mềm cho biết hầu hết khách hàng tới và nói: Tôi không biết gì về điện thoại di động. Anh là chuyên gia. Anh hãy cài cho tôi những gì anh nghĩ là tốt. Nhưng Facebook vẫn là phổ biến nhất? Đúng rồi. Tất cả mọi người đều muốn nó? Đúng. Người nông dân có địa chỉ email hay không? Không. Chủ cửa hàng phần mềm tạo email cho họ. Có một số tài khoản Facebook được tạo sẵn. Anh cài sẵn ứng dụng, đăng nhập và kết bạn sẵn cho khách hàng. Facebook được dùng để cập nhật tin tức, anh nói. Phổ biến nhất hiện nay nhưng không phổ biến trong sáu tháng trước. Hiện tại, anh cài Facebook trên mọi chiếc điện thoại.
Không thể tin được là không hề có thị trường cài đặt ứng dụng ngầm.
Tính hay thay đổi của người dùng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chính sách xác định danh tính thực của Facebook dường như không tồn tại ở đây.
Có ai biết về Twitter hay không? Có, hai trên 10 khách hàng. Họ yêu cầu nó nhưng anh ta không biết phải làm gì trên Twitter. Không biết cách sử dụng nó. Twitter không nằm trong gói ứng dụng cài đặt tiêu chuẩn của tôi, anh ta nói. Người phụ nữ chủ cửa hàng điện thoại cũng không biết sử dụng Twitter.
Viber được sử dụng để nói chuyện với bạn bè, họ nói, nó rất tốt cho trò chuyện nhóm. Ứng dụng mới, Tango, được dùng để gọi video với người thân ở nước ngoài. Nhiều người dân Myanmar làm việc tại Singapore, họ chia sẻ.
Khi chúng tôi chuẩn bị ra về, tôi nhận ra cửa hàng điện thoại được đặt tên là Yahoo! nên trước khi nói lời tạm biệt tôi đã hỏi chủ cửa hàng về những hiểu biết của cô về Yahoo!. "À vâng, Yahoo! là một dấu chấm than thể hiện niềm vui".
Những kỳ vọng tìm thấy một trải nghiệm Facebook mới được định hình theo nền văn hóa đã tan theo mây khói. Chẳng người nông dân nào mà chúng tôi đã trò chuyện cho chúng tôi một chi tiết liên quan tới kỳ vọng trên, họ đã không tham gia Facebook trong mười năm hay năm năm hoặc thậm chí là hai năm trước. Họ không hề biết Facebook là cái gì và không hề nghĩ Facebook là thứ mà Facebook muốn mọi người coi nó như vậy. Đối với họ, Facebook là một công cụ dễ uốn. Và họ biến nó thành những gì họ muốn: Chủ yếu dùng để đọc tin tức. Một ứng dụng ít ngốn dung lượng dành cho việc theo dõi những thứ mà họ quan tâm như thời tiết, Phật giáo và các cô gái xinh đẹp mặc bikini.
Người nông dân không sử dụng tên thật của họ. "Tôi sử dụng tên của con trai tôi", nông dân số 14 chia sẻ. Tại sao? "Vì đó là một cái tên đẹp", ông cười và xoa đầu con trai 1 tuổi của mình. Họ không có địa chỉ email và thường không biết về thông tin đăng nhập của họ. Nếu vô tình thoát ra, họ không thể đăng nhập lại và sẽ nhờ một "chuyên gia" nào đó trong làng lập giúp họ một tài khoản mới. "Bạn bè" trên Facebook là bạn bè vì trên giao diện ứng dụng gọi họ là bạn bè. Ngôn ngữ của ứng dụng định hình cái nhìn của họ về ứng dụng. Sự linh động trong trải nghiệm Facebook của người dân Myanmar khiến tôi ghen tị. Tôi cảm thấy như bị nhốt vào sự cứng nhắc trong trải nghiệmn Facebook của người phương Tây. Những nông dân Myanmar có vẻ thoải mái hơn trên những gì mà chúng ta cho rằng chúng ta thành thạo.
Mười trên mười người vào cửa hàng đều hỏi về Facebook. Mọi người đều muốn có Facebook. Nông dân biết Facebook. Tất cả họ đều yêu cầu nó.
Nhưng tôi cũng tự hỏi rằng tại sao Twitter không phổ biến tại đây. Nó đơn giản. Nó ngốn ít dữ liệu. Mô hình và giao diện của nó ít phức tạp hơn Facebook. Facebook có quá nhiều giao diện thừa, rất nhiều trong số đó chẳng có tác dụng gì với cả người dùng cốt lõi chứ chưa nói tới những người nông dân Myanmar.
Nhưng Facebook có một lợi thế hấp dẫn hơn các ứng dụng tin tức khác và cả Twitter. Các nội dung của nhiều bài viết và các mục tin tức phát triển ngay bên trong Facebook. Cũng có các liên kết ngoài nhưng hầu hết bản tóm tắt và hình ảnh đã thể hiện hết những gì cần truyền tải. Facebook thậm chí còn tiếp tục phát triển tính năng Instant Articles - một phiên bản web gọn gàng, tải nhanh hơn và được Facebook tối ưu hóa - nên số lượng nội dung có trên Facebook sẽ ngày càng tăng lên. Đối với những người tiết kiệm dữ liệu, đây rõ ràng là một tin tốt.
Mới đây, Twitter đã thông báo rằng họ sẽ cho phép đăng tới 10.000 ký tự ở bình luận bên dưới. Nếu tin tức quan trọng có thể chuyển tải trong Twitter, giảm mức tiêu thụ dữ liệu và dễ sử dụng, mối quan tâm tới Facebook có thể sẽ giảm đi. Những người nông dân dường như chẳng trung thành với thương hiệu nào.
Trạm Nghiên cứu Nhà thiết kế Dân tộc học, Okekan, ngày 36
Hai người đàn ông Myanmar đang nhảy múa trên thảm cỏ, họ đâm những thanh tre cứng xuống mặt đất. Họ nhảy, uyển chuyển, duyên dáng trên những bụi cỏ cao cạnh bờ ao. Tôi dừng việc ghi chép và chỉnh sửa ảnh để xem họ nhảy. Tôi hỏi Lauren Serota, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thiết kế dân tộc học của chúng tôi, là họ đang làm gì. Cô ấy không biết. Họ nhảy với những động tác chính xác, nhanh nhẹn và gần như khỏa thân. Tôi nhìn vào ứng dụng thời tiết trên smartphone. Kết nối 3G tại trạm rất mạnh, mạnh hơn cả trong thành phố, gần gấp đôi tại Yangon. Ứng dụng Real Feel báo hàng tỷ độ trong một ngày nắng như hôm nay. Chiếc điện thoại như muốn nói: Ngừng mọi việc lại.
Chúng tôi ướt đẫm mồ hôi dù ngồi trong nhà. Điện lại bị cắt một lần nữa. Một người đàn ông có tên dường như là Muhammad đang đi khởi động máy phát điện của chúng tôi. Những chiếc quạt đã dừng lại. Côn trùng ở khắp mọi nơi và còn nhân lên nhiều hơn khi hoàng hôn buông xuống. Những người đàn ông nhảy múa trên cỏ, dưới trời nắng đã dừng lại. Họ giết một con rắn rất dài và đem nó chế biến thành một món ăn. Tôi trở lại với chi chú của tôi. Nông dân số 15 thích nhân viên dự báo thời tiết người Myanmar có tên U Tun Lwin và đã theo dõi anh ấy trên Facebook. Tôi tìm kiếm U Tun Lwin và theo dõi anh ấy với tinh thần đoàn kết mặc dù tôi thừa biết thời tiết ngày mai sẽ như thế nào.
Tham khảo The Atlantic
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming