Ngược dòng thời gian: Siemens - từ người đi trước thời đại trở thành kẻ bại trận trên chiến trường di động
Bạn có từng sở hữu chiếc Siemens nào không?
SL45 chắc hẳn là cái tên đầy hoài niệm trong giới chuyên độ “dế" tại Việt Nam khoảng gần 2 thập kỷ trước và cũng là một trong những chiếc điện thoại giúp cho tên tuổi của Siemens Mobile trở nên nổi tiếng tại nước ta. Tuy nhiên, khi mà trào lưu độ SL 45 để nghe nhạc hay độ vỏ thành điện thoại xa xỉ đang được hưởng ứng mạnh mẽ tại nước ta thì đó cũng là quảng thời gian mà mảng mobile của Siemens bước vào thời kỳ bi đát nhất.
Một chiếc SL45 "độ vỏ"
Tháng 6/2005, Siemens đã bỏ cuộc và bán mảng điện thoại di động cho hãng BenQ rồi đến năm 2006, cái tên Siemens Mobile đã bị khai tử.
Tuy không còn nữa, nhưng những chiếc điện thoại của Siemens vẫn để lại nhiều ký ức trong lòng người dùng, chúng ta hãy cùng điểm qua các “chú dế" nổi bật nhất của hãng nhé.
Siemens ME45 ra mắt năm 2001 là chiếc điện thoại có khả năng kháng nước, bụi và chống shock rất tốt, cấu hình của ME45 tương tự như S45, chiếc điện thoại có GPRS đầu tiên của Siemens. Một năm sau, hãng tiếp tục ra mắt Siemens S45i, bổ sung khả năng hỗ trợ email,...
Siemens ME45
Siemens S45
Quay ngược kim đồng hồ về thế kỷ 19, Siemens bắt đầu tham gia thị trường viễn thông, lịch sử của Siemens cũng có phần giống với Nokia. Cả hai đều một thời lừng lẫy rồi phải bán mình cho hãng khác. Tuy nhiên Nokia có phần may mắn hơn khi vẫn tiếp tục phát triển dưới tay HMD Global, nhưng mối quan hệ giữa hai hãng này không chỉ dừng lại ở đó đâu.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên của Siemens là Mobiltelefon C1, tuy là “di động" nhưng kích thước của C1 là rất to, nặng đến 600g và như một chiếc balo di động. Đến năm 1994, Siemens S1 ra mắt, đây là điện thoại đầu tiên hoạt động trên mạng GSM của hãng.
Mobiltelefon C1
Siemens S1
Sau đó vào năm 1998, Siemens S10 xuất hiện, đây là chiếc điện thoại di động đầu tiên có màn hình màu tuy nhiên công nghệ lúc bấy giờ chỉ cho phép S10 hiển thị 4 màu duy nhất là đỏ, xanh dương, xanh lá và trắng. Hãng tiếc tục ra mắt thêm chiếc S10 Active “nồi đồng cối đá" và cũng là thiết bị mở đường cho ME45.
Siemens S10
S10 Active
Nói một cách vui vẻ thì Siemens đã đi trước Samsung cả chục năm khi dùng chữ “Active" để đặt tên cho dòng sản phẩm có độ bền cao. Như với Samsung thì chúng ta có S7 Active, S8 Active,... Một sự trùng hợp thú vị nữa là Siemens cũng dùng ký tự “S” để gọi các mẫu máy thuộc dòng cao cấp, còn dòng M như nói ở trên là thiết bị có khả năng chống chịu tốt.
Chiếc Siemens SL10 ra mắt năm 1999 là một trong những điện thoại trượt đầu tiên trên thế giới.
Siemens SL10
Tiếp đến là Siemens SL45, chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới hỗ trợ thẻ nhớ gắn ngoài và cũng là điện thoại đầu tiên có trình chơi nhạc MP3. Máy đuọc bán kèm với thẻ nhớ MMC 32MB và tai nghe stereo. Hãng cũng giới thới SL42, phiên bản giá rẻ hơn nhưng không có tai nghe và chỉ tặng kèm thẻ 16MB (hỗ trợ cao nhất 1GB).
Siemens SL45i ra mắt một năm sau và trở thành chiếc điện thoại đầu tiên có thể chạy ứng dụng Java. Bạn có thể xem SL45i là chiếc “smartphone” đầu tiên khi có thể thực hiện nhiều tác vụ ngoài nghe gọi như chạy ứng dụng, nghe nhạc, điều khiển bằng giọng nói, trình duyệt WAP,...
Ba chiếc điện thoại kể trên đền được sản xuất với phần cứng giống nhau nên ROM của SL45i sau này được các nhà lập trình chuyển sang cho SL45 và SL42 đồng thời còn được cộng đồng bổ sung nhiều tính năng hữu dụng về đồ hoạ, hỗ trợ SMS dài hơn mặc định, cùng với đó là fix bug do series 45 có rất nhiều lỗi.
Tuy nhiên, phải đến năm 2003 Siemens mới ra mắt chiếc điện thoại cực kỳ cao cấp của hãng lúc bấy giờ là SX1. SX1 có màn hình màu, chạy app Java và có cách bố trí bàn phím cực kỳ động đáo nhưng không dễ sử dụng. Thậm chí, trong máy còn cài sẵn trò Typegun để người dùng làm quen với bàn phím thông qua game.
Game bắn muỗi Mozzies cũng là một trong những trò cài sẵn trong SX1 và nhận được giải thưởng Best Mobile Game Award 2003 nhờ vào lối chơi dựa trên công nghệ thực tế tăng cường (AR) cực kỳ tiên tiến. Bạn sẽ quay camera vào những con muỗi ảo trong môi trường thật để bắn chúng. Do không có cảm biến chuyển động nên SX1 phải xử lý hình ảnh từ camera để nhận diện chuyển động, nên nhớ CPU của máy chỉ có xung nhịp 120 MHz.
Ra mắt trước SX1 một năm là S55, chiếc điện thoại đầu tiên có thể chụp hình của Siemens, tuy nhiên không bản thân SX1 không có camera mà phải sự dụng phụ kiện camera ngoài QuickPic IQP-500. Màn hình của S55 chỉ có 255 màu nên không thể dùng làm viewfinder mà người dùng phải xem qua màn hình trên module camera.
Siemens U10 (2003) là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên có thể chụp ảnh selfie, tuy nhiên máy không có camera chuyên dùng cho selfie mà sử dụng cơ chế camera xoay từ trước ra sau, điều mà 10 năm sau OPPO đã hồi sinh trên OPPO N1. Cũng trong năm 2003, Siemens ra mắt U15 với một camera selfie riêng biệt, U10 và U15 cũng là hai chiếc điện thoại có kết nối 3G đầu tiên của Siemens, tuy nhiên hai sản phẩm này được hãng phối hợp với Motorola sản xuất.
Siemens U10
Siemens U10
Phải đến năm 2005, Siemens mới ra mắt SXG75, chiếc điện thoại có 3G đầu tiên chính tay hãng sản xuất hoàn toàn và cũng là sản phẩm tích hợp GPS đầu tiên của hãng, nó còn có khả năng chạy ứng dụng đa nhiệm nhờ vào hệ điều hành Brew. Cùng năm đó, Siemens đã bán mảng sản xuất điện thoại cho BenQ rồi bắt đầu thương hiệu BenQ-Siemens nhưng chỉ đến năm 2006 là phá sản.
SXG75
Nhưng Siemens cũng kịp để lại một dấu ấn nữa vào năm 2006 cùng Nokia. Cả hai đã hợp nhất mảng network lại với nhau và đến năm 2011, liên doanh này có thêm sự góp mặt của bộ phận mạng không dây từ Motorola. Năm 2013, Nokia mua lại toàn bộ cổ phiếu của Siemens trong Nokia Siemens Networks.
Chuyến đi của những chiếc điện thoại mang thương hiệu Siemens đến đây đã gần như chấm dứt, năm 2006, chúng ta còn có chiếc smartphone Fujitsu Siemens T810 và T830 chạy Windows Mobile 5.0 Phone Edition. Fujitsu Siemens là liên doanh giữa hai hãng Nhật và Đức chủ yếu tập trung vào mảng PC nên T810 và T830, nhưng hai sản phẩm phát hành thử nghiệm và không hề để lại dấu ấn nào trên thị trường.
Siemens gần như đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường điện thoại, nhưng vẫn sẽ luôn là một kỷ niệm đẹp với nhiều người lớn lên cùng với những “chú dế" độc đáo gần 20 năm trước.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI