Người Ai Cập cổ đại có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn 100 lần so với chúng ta ngày nay

    zknight,  

    Họ cũng bị ảnh hưởng bởi virus HPV.

    Những người Ai Cập cổ đại có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn 100 lần so với chúng ta ngày nay. Bằng chứng khi phân tích 1.087 bộ xương của họ, bị chôn vùi từ 1.500 đến 3.000 năm trước, các nhà khoa học chỉ phát hiện được 6 trường hợp ung thư.

    Tỷ lệ này chỉ khoảng 5 phần ngàn, so với tỷ lệ mắc ung thư hiện nay ở các quốc gia Phương Tây lên đến 50%.

    Sử dụng phân tích hiện đại, các nhà khoa học chỉ rõ được trong 6 ca ung thư, có 2 người phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, 1 người mắc ung thư tinh hoàn, cả 3 người này đều bị nhiễm virus HPV.

    Một người đàn ông lớn tuổi được ướp xác, sau khi tử vong vì mắc ung thư đại trực tràng. Một phụ nữ lớn tuổi bị ung thư di căn không rõ và một đứa trẻ bị ung thư máu.

    Nghiên cứu công bố trên tạp chí International Journal of Paleopathology.

    Người Ai Cập cổ đại có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn 100 lần so với chúng ta ngày nay - Ảnh 1.

    Các nhà khoa học tìm ra dấu vết ung thư trong xương người Ai Cập cổ đại

    Bởi các mô mềm trên cơ thể khó mà tồn tại qua hàng trăm năm, các nhà khoa học phải đi tìm dấu vết ung thư trên xương những người Ai Cập cổ đại, trong một khi nghĩa trang của họ ở vùng Dakhla.

    Các tổn thương trên xương này nhất quán với dấu hiệu của ung thư. Mặc dù rất khó chẩn đoán, các nhà nghiên cứu vẫn có thể xác định từng loại ung thư mà những người này đã mắc phải, cũng như giới tính và tuổi tác của họ.

    Ba trong số những người mắc ung thư - 2 người phụ nữ và 1 người đàn ông - đã tử vong ở độ tuổi 20 cho đến 30, được đánh giá là quá trẻ để mắc bệnh ung thư.

    Nhưng nhà nhân chủng học El Molto đến từ Đại học Western Ontario và bác sĩ Ontario Peter Sheldrick, tác giả nghiên cứu mới cho biết: Nam giới từ 25-30 tuổi hoàn toàn có thể mắc ung thư tinh hoàn, vì đó là nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất. Hai người phụ nữ có thể đã mắc phải ung thư cổ tử cung.

    Cả hai loại ung thư này đều liên quan đến HPV. Cũng như nhiều chủng virus khác, HPV có nguồn gốc ở Châu Phi. Và nó đã có mặt trong lịch sử suốt một thời gian dài, dài hơn nhiều so với tuổi của những bộ xương này.

    "Cả hai người phụ nữ và nam giới được chôn cất ở Dakhla, tất cả họ đều là những người trẻ tuổi, nhiều khả năng phát triển ung thư cổ tử cung và ung thư tinh hoàn", Molto và Sheldrick viết.

    "Chúng ta biết được từ những nghiên cứu dịch tễ học ung thư hiện tại, rằng cả hai loại ung thư này đều đạt đỉnh điểm trong nhóm thuần tập trẻ, và HPV là một yếu tố nguy cơ có thể xuất hiện từ thời cổ đại".

    Người Ai Cập cổ đại có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn 100 lần so với chúng ta ngày nay - Ảnh 2.

    Các dấu vết ung thư được ghi nhận trên xương của những người Ai Cập cổ đại

    Trong 6 trường hợp ung thư, đặc biệt, có một xác ướp nam giới mà mô mềm của người này vẫn được bảo quản, trong đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy cả một khối u. Điều này cho phép thực hiện phân tích toàn bộ mô và khám nghiệm tử thi, cuối cùng xác định được loại ung thư mà người đàn ông này mắc là ung thư đại trực tràng.

    Trong khi đó, người phụ nữ lớn tuổi trong nhóm bị mắc một loại ung thư không rõ là ung thư buồng trứng, vú hay trực tràng. Có một đứa trẻ, hầu như toàn bộ xương của nó đều có dấu hiệu hư hại do ung thư, có thể là ung thư máu, căn bệnh hay ảnh hưởng nhất đến trẻ em.

    Giải thích về tỷ lệ mắc ung thư thấp của người Ai Cập cổ đại, các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết.

    Đầu tiên là vì tuổi thọ. Theo ước tính của các nhà khoa học, tuổi họ của những người Ai Cập cổ đại họ phát hiện được là khá thấp. Chỉ có 7,7% dân số sống đến trên 60 tuổi.

    So sánh với tình hình trong xã hội hiện nay, 25% các trường hợp ung thư được chẩn đoán mới trong độ tuổi từ 65 đến 74. Điều này chỉ ra rằng người Ai Cập cổ đại có thể đã không sống đủ lâu để bị mắc ung thư.

    Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ ung thư phát hiện được là việc thiếu mô mềm. Ung thư không phải lúc nào cũng để lại dấu ấn trên xương, vì vậy, có thể trong số 1.087 bộ xương mà các nhà nghiên cứu, sẽ còn có nhiều hơn 6 trường hợp ung thư mà họ phát hiện được.

    Thế nhưng, ngay cả khi đã tính toán đến những sai số này, Molto và Sheldrick tin rằng tỷ lệ ung thư của người Ai Cập cổ vẫn thấp hơn ít nhất 50 lần so với chúng ta ngày nay. Hai nhà nghiên cứu cho rằng môi trường sống của người Ai Cập cổ đại lành mạnh hơn so với chúng ta. Bởi vậy, họ ít bị mắc ung thư hơn.

    Tham khảo Scienceslert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày