Người Ai Cập cổ đại đã phát hiện một ngôi sao cách Trái Đất hơn 90 năm ánh sáng từ 3000 năm trước
Vấn đề đáng nói là phát hiện này không hề có sự hỗ trợ của bất kỳ dụng cụ quang học nào, điều đó có nghĩa là người Ai Cập cổ đại có thể nhìn thấy chu kỳ biến đổi của ngôi sao này và áp dụng chúng lên lịch tôn giáo của họ.
Sau khi xem xét những văn tự cổ khoảng 3200 năm tuổi ghi trên giấy papyrus (giấy cói của người Ai Cập cổ đại), các nhà nghiên cứu của đại học Helsinki (Phần Lan) đã kết luận rằng người dân tại khu vực sông Nile đã phát hiện ngôi sao biến quang Algol thuộc chòm sao Perseus - còn gọi là Demon Star - cách Trái Đất 92,25 năm ánh sáng từ hơn 3000 năm trước.
Vấn đề đáng nói là phát hiện này không hề có sự hỗ trợ của bất kỳ dụng cụ quang học nào, điều đó có nghĩa là người Ai Cập cổ đại có thể nhìn thấy chu kỳ biến đổi của ngôi sao này và áp dụng chúng lên lịch tôn giáo của họ. Cụ thể, các nhà nghiên cứu Phần Lan đã có thể khớp lịch Cairo nổi tiếng của người Ai Cập với chu kỳ biến đổi 2,867 ngày của Demon Star.
Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng người Ai Cập cổ đại đã thay đổi lịch của mình không ít lần để phù hợp với chu kỳ của Algol. Theo nhà nghiên cứu Sebastian Porceddu, rất nhiều điểm tương đồng giữa những biến đổi của Demon Star được gắn với một số ngày lễ đặc biệt hay những câu chuyện thần thoại được ghi lại trên giấy papyrus. Thậm chí, người Ai Cập cổ đại còn đánh dấu đâu là ngày may mắn, đâu là ngày đen đủi dựa vào hoạt động của sao Algol. Thêm vào đó, những thời điểm sáng nhất của Mặt Trăng và sao Algol cũng được liên hệ với các vị thần trong lịch Cairo.
Thực tế, Algol là ngôi sao "3 trong 1" - Beta Persei A, B và C - các chu kỳ biến đổi của nó chính là sự thay đổi về các vạch quang phổ nhìn thấy được mỗi khi 2 ngôi sao chính A và B thay đổi vị trí tương đối của chúng do Beta Persei B quay xung quanh Beta Persei A. Do đó, cấp sao biểu kiến của Algol hầu như không đổi ở mức 2,1 nhưng thường giảm xuống mức 3,4 theo chu kỳ 2 ngày, 20 giờ và 49 phút trong khoảng thời gian 10 giờ - nói cách khác là sau hơn 2 ngày sáng bình thường thì sao Algol là tối đi một chút trong khoảng thời gian 10 tiếng đồng hồ.
Chu kỳ biến đổi của Demon Star.
Trước đó, sao Algol được chính thức phát hiện và biết tới vào năm 1669 nhưng với nghiên cứu này thì thời điểm này sẽ phải lùi về tận khoảng thời gian giữa năm năm 1244 đến năm 1163 trước Công nguyên. Thâm chí, những người thực hiện nghiên cứu còn muốn tìm hiểu thêm về những hiện tượng thiên văn liên quan tới những gì được ghi lại trong lịch Cairo dựa theo tôn giáo của thời đại đó.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng đánh giá cao phát hiện này, đồng nghiệp của Sebastian Porceddu - tiến sỹ Lauri Jetsu - cho biết: "Phát hiện này sẽ có thể tạo ra trào lưu phủ nhận phát kiến khoa học dựa trên những gì văn bản tôn giáo đã ghi lại, ví dụ như nếu ai đó nói rằng nước trên Sao Hỏa được nhắc đến trong Kinh thánh thì mọi chuyện sẽ hết sức nực cười".
Văn tự cổ được các nhà nghiên cứu Phần Lan phân tích.
Cấp sao biểu kiến của một thiên thể là một thang đo về độ sáng biểu kiến của vật thể tính theo logarit của mật độ photon phát ra bởi vật thể nhận được trong một đơn vị thời gian bởi máy thu. Vật thể càng sáng thì giá trị biểu kiến càng nhỏ.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?