Người buôn đồng nát tìm thấy máy tính từ thời Apollo trong tầng hầm nhà của kỹ sư đã khuất
Cùng với hàng trăm các cuộn băng bí ẩn từ các tàu vũ trụ quan sát Pioneer và Helios.
- Google sẽ mở cửa việc truy cập miễn phí máy tính lượng tử để gia tăng cạnh tranh trên điện toán đám mây
- Lễ hội trình diễn máy tính tại Việt Nam Extreme PC Master mùa thử 3 chính thức khởi động
- Nếu đọc hết cuốn “kinh thánh” của khoa học máy tính này, bạn có thể tự tin gửi CV cho Bill Gates
- Samsung bí mật nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho máy tính bảng có thể cuộn màn hình và một chiếc smartwatch tích hợp máy ảnh
Hai chiếc máy tính từ thời Apollo của NASA và hàng trăm những cuốn băng bí ẩn khác đã được tìm thấy trong tầng hầm nhà của một cựu kỹ sư đã mất tại Pittsburgh. Đây là báo cáo của Văn phòng Tổng Thanh tra NASA (NOIG) hồi đáp cho một yêu cầu Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA).
Kích cỡ khổng lồ của những chiếc máy tính.
Đa phần các cuộn băng đều không được dán nhãn, nhưng phần lớn trong số còn lại đều có vẻ là các cuộn băng thông số đo đạc của Pioneer 10 và Pioneer 11, các tàu vũ trụ quan sát tới sao Mộc và sao Thổ của NASA.
Nhiều đèn đỏ nhấp nháy quá. Liệu nó có kêu “bing!” không?
Vào một thời điểm nào đó trong nửa đầu những năm 70, một kỹ sư IBM làm việc cho NASA trong giai đoạn căng thẳng của Cuộc đua Vũ trụ đã đem các bộ máy tính về nhà—và cả các cuộn băng bí ẩn nữa. Một người buôn đồng nát, vốn được mời để dọn dẹp nhà kho chứa đầy dụng cụ điện tử của người đã khuất, đã phát hiện ra chỗ máy tính này. Chúng được dán nhãn “TÀI SẢN NASA” hết sức rõ ràng, vì thế nên người buôn đó đã gọi điện cho NASA để báo cáo về vụ việc.
“Xin hãy nói với NASA rằng chúng không phải là đồ ăn cắp,” người thừa kế của vị kỹ sư đã khuất nọ đã nói với người buôn đồng nát theo báo cáo. “Chúng thuộc về Trung tâm IBM Allegheny tại Pittsburgh, PA 15212. Trong khoảng thời gian 1968-1972, IBM đã quyết định sẽ thanh lý số đồ này nên [kỹ sư giấu tên] đã hỏi xem liệu ông có thể nhận chúng được không và người ta đã nói là được.”
Bạn có thể đọc toàn bộ báo cáo này tại đây; danh tính của người kỹ sư đã được giấu đi.
Các nhân viên thanh tra của NASA đã nhặt được 325 cuộn băng dữ liệu từ tính vào ngày 8 tháng 12, 2015. Các cuộn cassette với đường kính 35cm được dán đầy bằng loại băng từ tính 1.27cm. Các cuộn băng “đang trong tình trạng không tốt và gần như tất cả đều bị mốc từ mức trung bình đến trầm trọng.”
Đa số các cuộn băng đều không được dán nhãn, nhưng “trong số những cuộn có được dán, nội dung trong đó có vẻ liên quan đến khoa học vũ trụ cùng các nhiệm vụ thám hiểm của Pioneer và Helios và khoảng thời gian được biết là từ 1967 đến 1974.”
NASA đã nói với gia đình của người đã khuất rằng họ không có ý định đến dọn dẹp chỗ đồng nát này. “Không, chúng tôi không cần những máy tính đó,” NASA thông báo với họ. “Chúng tôi không có nhu cầu gì với chúng cả.”
Báo cáo cũng lưu ý một cách khô khan rằng, “Những chiếc máy tính đã không được tháo dỡ khỏi ngôi nhà vì chúng quá to và nặng.”
Cơ quan lưu trữ Goddard của NASA đã thẩm tra các cuốn băng bí ẩn, và báo cáo của người lưu trữ có viết:
Tôi đã thực hiện một kỳ thẩm định sơ khai cho các vật dụng vào ngày 10 tháng 12, 2015. Kỳ thẩm định này xác nhận con số ước chừng là khoảng 325 cuộn băng dữ liệu từ tính, mỗi cuộn có đường kính dài 35cm, với độ rộng băng từ tính là 1.27cm” và bọc ngoài bằng hộp sắt. Kỳ thẩm định cũng cho thấy các cuộn băng từ tính đang trong tình trạng không tốt và gần như tất cả đều bị ảnh hưởng bởi nấm mốc, cũng được coi là một rủi ro sức khỏe. Đa số các cuộn băng đều không được dán nhãn, và trong số những cuộn có được dán, nội dung trong đó có vẻ liên quan đến khoa học vũ trụ cùng các nhiệm vụ thám hiểm của Pioneer và Helios và khoảng thời gian được biết là từ 1967 đến 1974. Một kỳ thẩm định cuối cùng của các cuộn băng vào ngày 3 tháng 4, 2016 đã phân chia nội dung các cuộn băng ra thành các mục như sau:
PN8 [Pioneer 8]: 1 cuộn
PN9 [Pioneer 9]: 2 cuộn
PN10 [Pioneer 10): 40 cuộn
PN11 [Pioneer 11]: 53 cuộn
HELl [or] HEL-A [Helios 1]: 10 cuộn
HESA [có thể là viết tắt của Helios A]: 2 cuộn
Intelsat IV: 2 cuộn
Không được dán nhãn hoặc được dán nhãn mà không có thông tin xác định có liên quan đến nhiệm vụ: ước chừng 215 cuộn
Khuyến nghị cuối cùng của người lưu trữ: Tiêu hủy các cuộn băng. “Không có bằng chứng nào cho thấy rằng những vật dụng này có giá trị lịch sử gì cả… Tôi đề nghị đưa các cuộn băng từ tính đi tiêu hủy sớm nhất có thể.”
Hợp đồng? Hợp đồng gì cơ?
Sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, thì vẫn còn đó một bí ẩn chưa được giải đáp. Các máy tính của NASA được dán nhãn có Số hiệu Hợp đồng: “CONTRACT NO. NAS5-2154.” NASA OIG đã không thể tìm được tài liệu gì về hợp đồng này cả. Nếu biết rằng NASA đã từng một lần chẳng may xóa sạch toàn bộ các băng hình của chuyến đáp lên Mặt trăng của chiếc Apollo 11, việc này có lẽ cũng không có gì quá bất ngờ.
Sau khi được liên lạc để biết thêm thông tin chi tiết, một người đại diện của NASA OIG đã nói rằng họ không có thêm bất kỳ bình luận nào nữa về kết quả của yêu cầu FOIA nói trên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập