Người chồng kiện bệnh viện đòi bồi thường 15.000 tỷ với lý do 'phát điên vì chứng kiến vợ đẻ mổ'
Người đàn ông Úc đã đâm đơn kiện một bệnh viện ở Melbourne với lý do anh ta đã được 'cho phép', thậm chí còn được 'khuyến khích' đến xem vợ mổ đẻ. Điều này khiến anh ta khởi phát bệnh tâm thần.
- Bao lâu nên khởi động lại smartphone một lần?
- Kiến trúc sư nhấn mạnh: Làm chuồng cọp cần đặc biệt chú ý đến chi tiết này, có thể mở ra lối thoát hiểm thứ 2 khi có hỏa hoạn!
- Lợi nhuận Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng tiếp tục lao dốc, nửa đầu năm 2023 lãi vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng
- Xe máy xịn, biển số siêu đẹp giá “rớt không phanh”
- "Không ai giật nổi iPhone 15 khỏi tay người Trung Quốc": Sức mê hoặc của Apple quá lớn, điện thoại đỉnh cao của Huawei không địch nổi?
Theo Oddity Central, vào tháng 1/2018, vợ của anh Anil Koppula hạ sinh một em bé khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ tại Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia ở thành phố Melbourne, bang Victoria (Úc).
Anh được ê kíp mổ đẻ cho phép vào phòng phẫu thuật để theo dõi toàn bộ diễn biến ca sinh. Với nhiều ông bố, điều này thực sự có ý nghĩa khi họ cảm thấy hạnh phúc vì được ở bên cạnh người phụ nữ của mình trong khoảnh khắc thiêng liêng nhất và được đón con chào đời.
Tuy nhiên, với Anil, việc nhìn thấy máu của vợ được cho là nguyên nhân khiến anh khởi phát bệnh tâm thần. Giờ đây, nhiều năm sau, người đàn ông đang cố gắng kiện bệnh viện đòi bồi thường thiệt hại tâm lý với số tiền 1 tỷ đô la Úc (tương đương 15.000 tỷ VNĐ).
Anil Koppula tuyên bố rằng bệnh viện đã vi phạm nghĩa vụ chăm sóc mà họ phải có đối với anh, đồng thời nói thêm rằng căn bệnh tâm thần đã khiến cuộc hôn nhân của anh tan vỡ.
Tài liệu anh này gửi lên tòa án cho biết: "Anh Anil Koppula cáo buộc rằng mình đã được khuyến khích hoặc cho phép quan sát quá trình sinh nở và trong quá trình làm như vậy, anh đã nhìn thấy nội tạng và máu của vợ. Anh ấy nói rằng phía bệnh viện đã vi phạm nghĩa vụ chăm sóc mà họ phải có đối với anh ấy và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia thừa nhận rằng họ đã thiết sót về nghĩa vụ chăm sóc đối với Anil, nhưng nhấn mạnh rằng họ không vi phạm luật, đồng thời tuyên bố rằng các thai phụ thường được phép cùng bạn trai hoặc thành viên gia đình vào phòng khi họ sinh mổ, để hỗ trợ. Họ được cảnh báo trước về quá trình tiến hành mổ lấy thai và được yêu cầu không can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào.
Anil Koppula đã trải qua một cuộc kiểm tra y tế và xác định rằng “mức độ suy giảm tâm thần do thương tích của anh không đáp ứng được mức ngưỡng yêu cầu để được đâm đơn kiện”. Anil không đồng ý với kết quả đánh giá nhưng không nộp đơn xin xem xét lại quyết định.
Gần đây, phía bệnh viện đã đề nghị bác bỏ phiên tòa xét xử. Thẩm phán Gorton của Tòa án Tối cao Victoria cũng sẵn sàng bác bỏ.
“Tôi hài lòng với quyết định của Hội đồng Y tế rằng theo luật, anh Anil Koppula đơn giản là không thể đòi bồi thường thiệt hại cho những tổn thất phi kinh tế này", bản án viết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI