Người cổ đại Neanderthal đã xây dựng thứ gì đó trong hang mà các nhà khoa học chưa thể giải thích nổi
Người Neanderthal vốn được coi là giống người kém thông minh, nhưng khám phá thú vị từ một hang động tại Pháp sẽ làm bạn thay đổi cái nhìn về họ.
Đầu tiên, chúng ta nên biết định nghĩa về người Neanderthal:
Người Neanderthal (hay Neandertals) là một loài trong chi Người đã tuyệt chủng, các mẫu vật được tìm thấy ở châu Âu và một vài nơi thuộc phía Tây và trung Á. Neanderthal hoặc được xếp là phụ loài (hay chủng tộc) của người hiện đại (Homo sapiens neanderthalensis) hoặc được tách thành một loài người riêng (Homo neanderthalensis). Người Neanderthal nguyên thủy sống ở châu Âu sớm nhất cách đây là khoảng 350.000–600.000 năm.
Những người bà con cổ đại của chúng ta, người Neanderthal không chỉ là giống loài săn bắt hái lượm cổ đại thông thường như chúng ta vẫn tưởng.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy họ đã dựng nên những khối cấu trúc bằng đá sâu trong lòng những hang động tại Pháp, và những bí mật được hé lộ từ những kiến trúc này chắc chắn sẽ làm chúng ta thay đổi cái nhìn về người Neanderthal.
Người dân địa phương tìm thấy những di tích này từ những năm 1990, khi đó chịu trách nhiệm nghiên cứu chúng là nhà khảo cổ Francois Rouzaud, ông đã đưa ra giả thiết rằng người Neanderthal là tác giả của những công trình kì lạ này. Đáng tiếc là Rouzaud không có cơ hội quay lại đây nghiên cứu trước khi ông mất vào năm 1999.
Cấu trúc đá trong hang Bruniquel, được tin là nơi thực hiện những nghi lễ của người Neanderthal.
Nhưng những nghiên cứu mới loại bỏ mọi hoài nghi về những cấu trúc bằng đá này, chúng có vẻ có tuổi đời lâu hơn gấp 3 lần mà Rouzaud nghĩ trước đây. Khoảng thời gian được xác định là trước lúc người hiện đại đặt chân tới châu Âu và người Neanderthal vẫn đang sinh sống đông đảo tại khu vực này.
Vào năm 1992, Bruno Kwalsczewski, một cậu thiếu niên người Pháp, đã tìm được cách vào trong hang Bruniquel, sau 3 năm trời dời những đụn đá nhỏ trên sườn núi (cha của cậu đã nhận thấy có không khí thoát ra từ những đống đá đó). Hai cha con đã gọi những người thám hiểm hang động trong địa phương tới khám phá hang động mới được phát hiện này. Tiến sâu vào tầm 336 mét, họ đã phát hiện ra được thứ rất thú vị: hai cấu trúc hình tròn được tạo nên bởi những mảnh vỡ của thạch nhũ và những măng đá (các cấu trúc hình nón được tại nên bởi cacbonat chảy từ trần hang xuống dưới nền).
Những thử nghiệm đầu tiên của Rouzaud ước lược tuổi thọ của cấu trúc này vào khoảng 47.600 năm tuổi, tức là chúng phải được tạo nên bởi những người đang sống tại châu Âu vào lúc đó, chính là những cá thể người Neanderthal. Rouzaud suy ra rằng những cấu trúc này có thể được sử dụng cho những nghi lễ cổ xưa của những người anh em cổ đại này của chúng ta, bên cạnh những vòng tròn đá này và xương của động vật bị đốt cháy. Không có dấu hiệu nào cho thấy nơi này đã từng có người ở.
Sau khi Rouzaud qua đời, dự án nghiên cứu hang Bruniquel bị tạm hoãn cho đến năm 2013, nhà địa chất học Sophie Verheyden đến thăm xã Bruniquel, Pháp trong một chuyến du lịch. Verheyden, chuyên viên nghiên cứu về măng đã tại Viện Khoa Học Tự Nhiên Hoàng Gia Bỉ, hoài nghi về những nghiên cứu của Rouraud khi ông đặt ra giả thuyết về tuổi 47.600 năm của những cấu trúc đá này.
Cô đã quyết định nghiên cứu lại những mẫu đá vụn đó để đưa ra một con số chính xác hơn.
Trong chuyến nghiên cứu này, Verheayden đi cùng với một nhà nghiên cứu về địa chất khác là Dominique Genty và nhà khảo cổ học Jacques Jaubert. Họ sử dụng công nghệ uranium tiên tiến để xác định tuổi thọ của vật chất trong hang động.
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu từ những măng đá, họ tìm thấy được 2 lớp địa chất riêng biệt: lớp trầm tích có từ trước khi người Neanderthal bẻ những măng đá này, và một lớp trầm tích khác nhỏ đè lên những chân măng đá đã bị bẻ kia. Và từ sự khác nhau giữa 2 lớp trầm tích riêng biệt này, tuổi thọ của những cấu trúc vòng đá kia là được lộ diện: khoảng tầm 176.500 tuổi!
Nhưng vẫn còn nữa, những dấu vết đốt lửa của người Neanderthal cho thấy rằng họ đã chung tay góp sức làm việc, đốt lên những đống lửa nhỏ để dùng nhiệt lượng bẻ gãy những măng đá kia, làm vật liệu tạo nên những vòng tròn đá mà các nhà khoa học đã tìm thấy.
Nghiên cứu của các nhà khoa học có ghi lại rằng:
“Cấu trúc đá tạo nên bởi người Neanderthal này chưa từng được phát hiện trước đây, chúng được xây nên từ hàng trăm măng đá và nhũ đá được gỡ ra và sắp xếp một cách cực kì thận trọng, bên cạnh sự hiện diện của hàng loạt những vị trí mà họ đã đốt lửa một cách có chủ đích.”
Những nghiên cứ mới này xóa bỏ mọi nhận định về người Neanderthal là giống người có trí tuệ kém phát triển, không thể so sánh với người hiện đại. Họ không chỉ là người “giữ chỗ” cho loài người hiện đại tiến tới châu Âu, họ đã dùng lửa tiến sâu vào hang động và xây nên những cấu trúc đã phục vụ mục đích thực hiện những nghi lễ mà chưa ai biết tới.
Nhưng chắc chắn một điều rằng, người Neanderthal không phải là giống người chậm chạp thiếu thông minh, họ xứng đáng có được sự tôn trọng của chúng ta như một giống loài cao cấp.
Theo TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín