Người đàn ông bí ẩn giúp Meta, Google, Amazon cùng hàng loạt gã khổng lồ "sống chung" với đạo luật khắt khe nhất thị trường công nghệ châu Âu
Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của EU đã chính thức bắt đầu từ ngày 25/8 và có hiệu lực với 19 nền tảng lớn nhất. Những nền tảng còn lại được phép áp dụng từ tháng 2/2024. Và đây là người đàn ông đứng sau “giúp đỡ” doanh nghiệp chuẩn bị cho đạo luật này.
- Elon Musk đổi tên Twitter thành X: Cơ hội kiếm tiền cho những người "lỡ sóng” YouTube, Facebook và TikTok?
- Độc lạ căn nhà của tỷ phú Elon Musk: Rẻ, có thể đi động đến nơi khác một cách dễ dàng
- Để lấy lòng Elon Musk, một quốc gia ĐNÁ phá vỡ quy tắc hàng chục năm vì Tesla, tranh giành với các nước khác cùng khu vực
Khi Gerard de Graaf chuyển từ châu Âu đến San Francisco, Mỹ gần một năm trước, công việc của ông rất khác.
Ông là quan chức cấp cao tại Ủy ban Châu Âu (EC) và được giao nhiệm vụ khôi phục văn phòng EU tại Vùng Vịnh. Ngoài ra ông cũng là đặc phái viên về kỹ thuật số tại Mỹ. CNBC đưa tin, kể từ tháng 9/2022, ông phụ trách giúp đỡ ngành công nghệ chuẩn bị cho Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA).
Vào thời điểm ông đến, metaverse đang được nhiều người nhắc tới, những gã khổng lồ công nghệ và công ty khởi nghiệp mới nổi có xu hướng cắt giảm hàng nghìn nhân sự.
Gerard de Graaf nhận định, các công ty bao gồm Meta, Google, Apple và Amazon đã sẵn sàng tuân thủ DSA kể từ tháng 4.
Đạo luật DSA
Được biết, các công ty công nghệ có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu của mình nếu vi phạm các quy định của DSA, thậm chí là cấm hoạt động ở thị trường EU nếu liên tục tái phạm. Đạo luật này nhằm hạn chế sự lan truyền nội dung bất hợp pháp/sai lệch và giảm thiểu rủi ro từ vấn đề này.
Đến với vai trò là đặc phái viên, de Graaf đã chứng kiến nhiều sự kiện hơn ông tưởng tượng. Tháng 3 là sự sụp đổ của ngân hàng SVB. Trước đó là sự ra mắt của ChatGPT - khởi đầu của một cuộc chạy đua về AI - khi các nguồn tiền đổ vào chatbot mới và các mô hình ngôn ngữ lớn LLM tăng mạnh. De Graaf cho biết, đó là một năm “kỳ lạ theo nhiều cách khác nhau”.
Ngoài ra, ông cũng đã dành phần lớn thời gian gặp gỡ các giám đốc điều hành, nhóm chính sách và nhiều nhà công nghệ hàng đầu tại các tập đoàn công nghệ lớn để thảo luận, giúp đỡ họ về những quy định của luật mới, tác động của AI và sự cạnh tranh trong ngành.
Ông de Graaf cho biết một số “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ có dấu hiệu cho thấy họ đang thực hiện DSA một cách nghiêm túc. Ví dụ, CEO Meta Mark Zuckerberg đã gặp Ủy viên EU Thierry Breton để tìm hiểu một số chi tiết cụ thể về các quy tắc trong đạo luật DSA. Hay ông chủ của X, Elon Musk cũng đã đã công khai ủng hộ DSA sau cuộc gặp với Breton.
De Graaf cho biết bản thân nhận thấy có nhiều “sự tôn trọng và hiểu biết hơn" đối với quan điểm của Liên minh Châu Âu. Ông cũng nghĩ điều đó đã tăng tốc sau khi A phát triển mạnh mẽ.
Ông nhận định: “Nhìn chung, tôi thấy có sự cam kết nghiêm túc của các công ty lớn ở châu Âu cũng như trên toàn thế giới trong việc chuẩn bị để áp dụng đạo luật này”.
Các quy định mới yêu cầu các mạng xã hội lớn với hơn 45 triệu người dùng, ví dụ Facebook, TikTok, YouTube phải đảm bảo được sự an toàn và giảm thiểu được các rủi ro.
Họ cũng phải công khai hệ thống giúp một số chuyên gia nhất định có quyền truy cập để kiểm tra kỹ lưỡng, cung cấp sự minh bạch hơn cho người dùng về hệ thống đề xuất, thậm chí cho phép mọi người điều chỉnh cài đặt của họ.
Các quy định trong DSA hướng tới cấm hoạt động quảng cáo có chủ đích hướng tới trẻ em hoặc dựa trên một vài dữ liệu nhạy cảm như giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Ngoài ra, các hành vi lừa người dùng cung cấp dữ liệu cá nhân trực tuyến cho các công ty cũng sẽ bị cấm.
Ngoài ra, ông De Graaf nói: “Có rất nhiều điều chúng tôi không biết, chẳng hạn như cách các công ty này kiểm duyệt nội dung. Và cách họ đưa ra quyết định về nội dung nào sẽ được giữ lại và nội dung nào sẽ bị gỡ xuống.”
De Graaf là chuyên gia người Hà Lan. Ông đã dành ba thập kỷ qua để nghiên cứu sâu về các vấn đề pháp lý cho EC. Ông từng phụ trách Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số và Đạo luật thị trường kỹ thuật số nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh.
Đây không phải là công việc đầu tiên của ông ở Mỹ. Từ năm 1997 đến năm 2001, ông đã làm việc tại Washington D.C với tư cách là cố vấn thương mại cho Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Mỹ.
Sự bùng nổ AI
AI gần như là một khái niệm xa lạ khi de Graaf đến San Francisco vào tháng 9 năm ngoái. Giờ đây, nó là chủ đề hot hàng đầu trên toàn cầu.
Sự “bành trướng” của AI đã khiến một số công ty công nghệ lớn và giám đốc điều hành cấp cao kêu gọi ban hành các quy định với lý do có thể nó tạo ra ảnh hưởng chưa thể lường trước được tới xã hội và kinh tế.
Vào tháng 6, các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí với một bộ quy tắc dự thảo về quản lý Trí tuệ Nhân tạo (AI). Nó có tác dụng đảm bảo các biện pháp bảo vệ chống lại những mối đe dọa và nội dung bất hợp pháp. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài để nó trở thành luật. Ông De Graaf cũng bày tỏ quan điểm hy vọng bộ quy tắc dự thảo sẽ sớm được thông qua.
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"