Tâm lý lo sợ bị tụt hậu công nghệ so với Mỹ và châu Âu khiến người Nhật không thể ngồi yên.
Hoạt động đầu tư mạo hiểm bởi các tập đoàn lớn của Nhật như Toyota hay Sony đã tăng lên mức cao kỷ lục bởi ngày một nhiều công ty tìm kiếm những công ty công nghệ non trẻ để rót vốn nhằm theo kịp sự đổi mới về kỹ thuật số.
Thứ Năm tuần này, Panasonic trở thành công ty mới nhất tham gia vào xu thế này. Panasonic công bố hợp tác với quỹ Scrum Ventures để đẩy mạnh đầu tư vào các công ty mới trong lĩnh vực công nghệ kết nối các thiết bị trong gia đình.
Panasonic không công bố chi tiết kế hoạch đầu tư thế nào, nhưng theo chia sẻ của một người có tham gia các cuộc đàm phán, tập đoàn Nhật này ước tính sẽ đầu tư đến 1 nghìn tỷ yên vào Scrum.
Trong năm 2017, các công ty công nghệ mới tại Nhật huy động được đến 271,7 tỷ yên, tương đương 2,5 tỷ USD. Trong khi đó vào năm 2012, con số trên mới chỉ ở mức 63,6 tỷ yên, theo số liệu công bố bởi Japan Venture Research.
Còn số liệu từ Recof, một tổ chức nghiên cứu của Nhật, vốn đầu tư mạo hiểm năm 2017 lên mức cao kỷ lục 70,9 tỷ yên, so với mức 1,2 tỷ yên năm 2011.
Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, robot và công nghệ Internet đang tăng nhanh trên toàn cầu, đặc biệt là các hãng xe ô tô rất chịu chi. Dù tổng lượng vốn đầu tư cho đến nay còn khá ít nếu so với Mỹ và Trung Quốc, xu thế đầu tư đang ngày một phổ biến hơn bởi trong nhóm các công ty Nhật bởi họ không chỉ muốn tiếp thu công nghệ mới mà còn muốn đưa ra được thêm nhiều sản phẩm mới nhanh hơn so với trước đây.
Việc Panasonic hợp tác với Scrum, tổ chức chuyên cấp vốn cho các công ty công nghệ mới, diễn ra ở thời điểm các công ty Nhật đang chuyển dần trọng tâm phát triển khỏi các sản phẩm điện tử tiêu dùng sang các sản phẩm như pin, phụ tùng ô tô hay hàng hóa công nghiệp. Họ hy vọng sẽ tận dụng được công nghệ Internet để phát triển cho các thiết bị gia dụng.
Trưởng bộ phận kinh doanh thiết bị của Panasonic, ông Tetsuro Homma, nhận xét: “Nếu bạn nhìn vào những gì đang diễn ra tại Silicon Valley, rõ ràng thông tin và công nghệ truyền thông đang được ứng dụng nhiều hơn vào các gia đình. Chúng tôi muốn bắt kịp các ý tưởng mới và giới thiệu chúng đến với các thị trường chủ chốt tại Nhật, Ấn Độ và có thể cả Trung Quốc”.
Đầu thập niên 2000, hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm trong doanh nghiệp Nhật từng tăng, thế nhưng sau đó sụt giảm nhanh chóng khi mà nhiều công ty mới thiếu những người quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp và kỹ năng xử lý, tiếp nhận doanh nghiệp mới.
Từ đó đến nay, các doanh nghiệp Nhật đã có ngày một nhiều kinh nghiệm, thế nhưng theo giới chuyên gia phân tích, các công ty công nghệ mới nhiều khi không có quan điểm chung với các tập đoàn.
Giới điều hành doanh nghiệp Nhật, dù rất lo lắng về tốc độ đổi mới công nghệ, nhưng lại rất mơ hồ về việc cuối cùng thì họ muốn làm gì với các khoản đầu tư vào công ty công nghệ mới.
Dù vậy, họ vẫn không ngừng rót tiền. Trong năm ngoái, Viện nghiên cứu của Toyota công bố thành lập quỹ 100 triệu USD có tên Toyota AI Ventures đầu tư vào trí tuệ nhân tạo. Quỹ 100 triệu USD này là một phần trong cam kết của Toyota về mục tiêu đầu tư 1 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo.
Năm 2016, Sony công bố thành lập quỹ 10 tỷ USD để đầu tư vào 14 công ty công nghệ trong lĩnh vực phát triển robot và trí tuệ nhân tạo.
Nổi bật nhất phải kể đến SoftBank với việc hợp tác với quỹ Visison Fund của Saudi Arabie thành lập quỹ công nghệ có tổng vốn đầu tư lên đến 93 tỷ USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời