Người phụ nữ duy nhất đến Nam Cực với ước mơ “vá trời”, gần 40 năm sau khiến thế giới ngả mũ
Người phụ nữ đặc biệt này chính là GS Susan Solomon, chủ nhân của giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ tại VinFuture 2023.
- Chỉ vì 4 chữ trên bao bì, đây được coi là "thứ sữa đắt nhất Trung Quốc", có tiền cũng khó mua được
- Nhật Bản thử nghiệm công nghệ dùng tàu vũ trụ làm chệch hướng tiểu hành tinh
- Rét đậm, rét hại ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?
- Phát hiện hàng loạt ‘vật thể cứng’ kỳ lạ ở 11 quốc gia khắp 5 châu, từ Trung Quốc, Nhật Bản đến Anh đều có: Dự kiến có thể ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống con người
Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ VinFuture 2023 vinh danh GS Susan Solomon, nhà khoa học người Mỹ, cho việc khám phá cơ chế suy giảm tầng ozon ở Nam Cực, góp phần thúc đẩy Nghị định thư Montreal. Đây là một nỗ lực quan trọng giúp giảm lượng lớn phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.
Ngay tại lễ trao giải (tối 20/12), GS Susan Solomon bày tỏ: "Đây thực sự là niềm vinh hạnh to lớn đối với tôi. Bản thân tôi cảm thấy rất may mắn khi 29 tuổi tôi tham gia tìm hiểu về lỗ thủng tầng ozon và hiện nay tôi có mặt tại đây để chia sẻ với quý vị về việc tầng ozon đang dần dần có dấu hiệu phục hồi. Đây cũng là kết quả của tất cả những người dân trên toàn thế giới đã cùng nhau chung tay để có thể kiểm soát được những chất gây hại cho tầng ozon.
Trong sự nghiệp, tôi may mắn khi có sinh viên, những đồng nghiệp, những GS đã sát cánh với tôi. Đặc biệt tôi có chồng tôi và những người thân trong gia đình...".
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng để có những thành tựu được ghi nhận như ngày nay, GS Susan Solomon đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức. Ngọn nguồn mọi việc bắt nguồn từ năm 1986, khi bà trở thành người phụ nữ duy nhất lãnh đạo nhóm nhà khoa học tìm đến Nam Cực.
Người phụ nữ tiên phong tìm ra "thủ phạm" gây hại tầng ozon
Cụ thể, năm 1986 và năm 1987, GS Susan Solomon dẫn đầu đoàn chuyên gia gồm 16 nhà khoa học của NOAA, NASA và đại diện 2 trường ĐH tìm tới Nam Cực để nghiên cứu về cơ chế hình thành lỗ thủng tầng ozon. Khi đó, bà chỉ mới 29 tuổi và là người phụ nữ duy nhất trong đoàn.
"Tôi được chọn làm trường đoàn vì giỏi nói chuyện với báo chí (cười – PV). Cách tôi giải thích dễ hiểu. Để tổ chức chuyến đi đó, chúng tôi cần báo cáo thông tin thường xuyên cho Quỹ Khoa học Quốc gia. Có thể tôi được chọn vì cách giải thích của tôi rõ ràng", Gs Solomon nhớ lại.
Trong chuyến đi ở Nam Cực lạnh giá, GS Susan Solomon và các cộng sự đã tiến hành đo đạc kích thước lỗ thủng và truy ra nguyên nhân vì sao nó lại lớn như thế. Nguyên nhân hóa ra là do hoạt động của con người và do sản xuất loại hóa chất tên là chlorofluorocarbons (CFC). Ngày xưa, CFC được sử dụng nhiều trong tủ lạnh, điều hòa, thậm chí là bình xịt tóc, kem chống nắng.
GS Susan Solomon không chỉ phát hiện ra lỗ thủng mà còn dùng kiến thức hóa học để giải thích về thành phần lỗ thủng này được sinh ra như thế nào.
"Khi tôi tới Nam Cực thực hiện đo đạc thì thấy thành phần hóa học có tỉ lệ các chất bất thường, vì thế chứng minh được tác động làm thủng tầng ozon do hoạt động của con người", GS Solomon cho biết.
Trước chuyến đi thực nghiệm này, các nước trên thế giới vẫn mơ hồ lo lắng về việc suy giảm tầng ozon có thể do tự nhiên hoặc con người. Những năm 1970, hai nhà khoa học quá cố là GS Mario Molina và Sherwood Rowland đã đưa ra giả thuyết về tác động của CFC lên tầng ozon. Giả thuyết này được giới khoa học quan tâm rộng rãi và nghiên cứu trong nhiều năm.
Tuy nhiên mức độ phá hủy thế nào thì thực tế còn nghiêm trọng hơn so với kết luận của hai nhà khoa học này rất nhiều.
"Khi chúng tôi đưa ra kết luận, cả thế giới bị sốc và cảm thấy lo lắng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ký thỏa thuận chung để loại bỏ dần việc sản xuất chất CFC. Bản thân các ngành sản xuất đều biết dù sớm hay muộn thì họ cũng phải thay đổi bằng cách tìm hóa chất thay thế cho CFC. Đây là bài học thành công khi từ nghiên cứu khoa học kết hợp với thay đổi chính sách nhằm thay đổi hành vi của con người", GS Solomon kể.
Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm của GS Solomon đã thúc đẩy sự ra đời của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon và ngày 16/9/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1989. Đây là một hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ tầng ozon bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozon.
"Các quốc gia đã chung tay quyết định dừng sản xuất hóa chất CFC. Thực tế, trước khi có Nghị định thư này, người dân ở Mỹ cũng đã tình nguyện sẽ không sử dụng các bình xịt tóc và kem chống nắng có sử dụng CFC", GS Solomon chia sẻ.
Nhà khoa học nữ này bộc bạch, bà cảm thấy tự hào khi nói chuyến công tác cách đây gần 40 năm là thành tựu lớn nhất trong lịch sử văn minh loài người về môi trường, bởi vì con người gây ra hậu quả và chính chúng ta lại tìm ra giải pháp khắc phục.
Cú sốc với cộng đồng khoa học
Theo GS Susan Solomon, phát hiện đầu tiên của bà là giải thích cơ chế tại sao lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực lại xảy ra. Hiện tượng này liên quan đến lĩnh vực hóa học. Lúc bấy giờ, đây là một cú sốc trong cộng đồng khoa học. Bởi người ta luôn cho rằng không có phản ứng bề mặt tại tầng bình lưu.
"Khi tôi đưa ra điều này lần đầu tiên, một số đồng nghiệp đã bỏ đi. Tuy nhiên, tôi không bận tâm vì tôi thực sự biết rằng mình đúng. Tôi hiểu vì sao mọi người lại cảm thấy như vậy. Khi lỗ thủng tầng ozon được phát hiện, tôi còn rất trẻ. Tôi nghĩ đây là một cơ hội tuyệt vời khi chúng ta còn trẻ, bởi khi đó đầu óc chúng ta chưa có nhiều ý tưởng", GS Solomon chia sẻ,
GS Solomon cho biết, bài học mà bà rút ra được khi đó là mình có thể lắng nghe quan điểm của những người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên dựa vào quan điểm của họ. Thay vào đó, đôi lúc chúng ta cũng phải lắng nghe chính mình, đồng thời kiên định với chính bản thân mình.
Cách để vượt qua khó khăn và những áp lực trong công việc tìm kiếm lời giải cho lỗ thủng tầng ozon hóa ra rất đơn giản. "Tôi luôn cố gắng bình tĩnh và giữ được khiếu hài hước. Thay vì giận dữ làm cho tình huống tồi tệ hơn thì tôi luôn nói với sinh viên của mình, đặc biệt là các em mong muốn trở thành nhà khoa học nữ, rằng các em có thể đùa về tình huống đó, cố gắng làm giảm mức độ nghiêm trọng. Chúng ta không cần phải quan trọng hóa những câu nói như thế vì ý kiến của những người xung quanh rất đáng trân trọng. Nó cũng giúp chúng ta bình tĩnh hơn khi gặp khó khăn", Gs Solomon cho hay.
Ngoài ra, động lực để giúp GS Solomon kiên định và phát triển con đường khoa học của mình là nhờ có một người bạn đời luôn hết mình ủng hộ.
"Tôi thật may mắn khi tìm được một người bạn đời tuyệt vời. Chúng tôi đã bên nhau 35 năm và mối quan hệ vẫn rất tuyệt vời. Do đó, tôi muốn khuyên các nhà khoa học nữ nếu muốn theo đuổi con đường này thì trước tiên hãy đảm bảo rằng người bạn đời mà chúng ta chọn luôn ủng hộ và hỗ trợ mình", GS Solomon nói.
Việt Nam cần làm gì cho tầng ozon?
Theo GS Solomon, trước tiên, chúng ta nhận diện được mức độ nguy cấp của tầng ozone, đặc biệt là trong thế kỷ 21. Đây đã là một thành công. Chúng ta cần phải cố gắng đưa ra những cơ chế cũng như những giải pháp mang tính tổ chức hơn để giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, thứ nhất, chúng ta sử dụng, áp dụng những kiến thức của chúng ta về tầng ozone để xử lý những vấn đề ở Việt Nam như vấn đề ô nhiễm hay biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Thứ hai, ở Việt Nam, chúng ta cần phải quan tâm đến việc làm thế nào để vận động mọi người tạo ra sự thay đổi. Chúng ta cần phải tạo ra sự thay đổi mang tính cộng đồng, tức là cần phải huy động được sự tham gia của nhiều người và giúp cho mọi người hiểu được.
Nhưng nếu chỉ có một mình khoa học, những bằng chứng khoa học hay là những cơ sở nghiên cứu khoa học là không đủ. Thay vào đó, chúng ta cần phải tìm cách hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra những chính sách tốt hơn và huy động mọi người tham gia vào việc bảo vệ môi trường.
Việt Nam là một nước dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, GS Solomon tin rằng Việt Nam trong tương lai hoàn toàn có thể thích ứng được với biến đổi khí hậu bằng những cơ chế hiện đang được áp dụng tại các quốc gia như Hà Lan. Chẳng hạn, chúng ta xây thêm những con kênh, con đập để chống bão lũ, hoặc phát triển các giống lúa gạo chống chịu được những tác động của bão lũ, xâm nhập mặn…
Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió. GS Solomon hy vọng hiệp định Paris có những điều khoản giúp Việt Nam có thể đầu tư và phát triển những loại năng lượng này. Bản thân Việt Nam cũng phải chủ động giảm lượng tiêu thụ than và có kế hoạch sử dụng các nguồn năng lượng mới trong tương lai như thế nào. Đây vừa là thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam để hướng tới sự phát triển bền vững.
"Công nghệ hiện này đã có nhưng điều quan trọng là chúng ta đầu tư ra sao. Đừng chần chừ hay chờ đợi điều thần kỳ gì đó có thể xảy ra! Việt Nam hãy tận dụng những công nghệ, tài nguyên đang có hiện nay để thực hiện những nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ cho tương lai", GS Solomon chia sẻ.
Trong tương lai, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn những tác hại đến từ khí CO2. Chúng ta có thể áp dụng những gì làm với chất CFC cho khí này.
"Tôi mong đợi ngày lỗ thủng tầng ozon biến mất"
Việc vá lỗ thủng tầng ozon không phải là việc có thể làm xong trong một sớm một chiều. Công việc này sẽ tốn thời gian để hàn gắn vì hóa chất làm tầng ozon bị suy giảm đã tồn tại trong không khí suốt thời gian dài. Sau gần 40 năm kể từ thời điểm GS Susan Solomon và các cộng sự tìm ra bằng chứng, điều đáng mừng là lỗ thủng đang thu hẹp dần.
GS Solomon cho biết: "Hiện tại, lỗ thủng tầng ozon vẫn còn đó. Dù không nên lạc quan quá nhưng tầng ozon đang dần dần khôi phục lại. Khoảng 20 năm nữa, tức năm 2050 thì lỗ thủng này sẽ biến mất. Khi ấy, tôi 94 tuổi và nếu may mắn thì tôi sẽ được chứng kiến. Còn gì tuyệt vời hơn khi thấy ước mơ của của cả thế giới thành hiện thực. Lỗ thủng tầng ozon được vá chắc chắn sẽ là một câu chuyện truyền cảm hứng để chúng ta hành động quyết liệt hơn nữa trong việc giải quyết những vấn đề khác".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín