Người tiền sử xây nhà sống qua Kỷ băng hà từ xương quái thú khổng lồ đã bị tuyệt chủng?
Các nhà khảo cổ người Nga vừa phát hiện ra một công trình kiến trúc được xây dựng bằng xương của ma mút – loài động vật thời tiền sử đã tuyệt chủng.
Theo CNN, khoảng 25.000 năm trước, con người thời tiền sử đã sử dụng xương của khoảng 60 con voi ma mút để xây dựng một kiến trúc hình tròn có kích thước lớn tại Nga. Đây không phải là "nhà ma mút" đầu tiên được tìm thấy ở Nga, nhưng nó là công trình lâu đời nhất và lớn nhất, có chiều rộng lên tới 12 m. Khi phát hiện ra công trình này, các nhà khảo cỗ vẫn chưa thể hiểu mục đích thật sự của việc xây dựng là gì.
Trong những năm 1960 và 1970, các nhà nghiên cứu từng tìm thấy 2 "nhà ma mút" nhỏ hơn. Một nơi cách 500 km về phía Nam thủ đô Moscow, nơi còn lại thuộc về khu vực Kostenki. Công trình mới nhất gần đây cũng được tìm thấy ở Kostenki, dẫn đến quyết định thành lập một bảo tàng khảo cổ thời tiền sử tại khu vực này.
Hàng chục bộ xương của voi ma mút đã được tìm thấy
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu ghép lại hoàn chỉnh khung xương của 51 con voi ma mút. 14 hộp sỏ của loài động vật này cũng được tìm thấy trong quá trình khai quật.
Alexander Pryor, người đứng đầu nhóm khảo cổ cho biết: "Cả đoàn cảm thấy rùng mình khi lần đầu nhìn thấy kiến trúc này. Nó lớn hơn tất cả những kiến trúc tương tự từng được phát hiện. Xung quanh khu vực cũng tìm thấy những hố bẫy ma mút lớn. Hãy thử tưởng tượng như này, một con voi ma mút bị giết chết bởi những chiếc bẫy, trong khi phần xương của chúng lại được lắp ghép thành một kiến trúc ngay gần đó."
Dựa trên những khám phá trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng dạng kiến trúc này được xây dựng bởi người tiền sử thời kỳ Palaeolithic với mục đích làm nơi ẩn náu trong mùa đông khắc nghiệt của Kỷ Băng Hà..
Voi ma mút và con người tiền sử đều từng sống trong thời kỳ lạnh giá khắc nghiệt của Kỷ Băng Hà.
Tuy nhiên, kiến trúc "nhà ma mút" tại Kostenki lại khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu. Việc xây dựng một công trình khổng lồ từ hàng trăm xương voi ma mút, vốn có trọng lượng cực lớn, sẽ tốn rất nhiều công sức.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy số lượng người tiền sử sinh sống tại Kostenki khá ít, chỉ khoảng vài nhóm người. Hơn nữa, thói quen săn bắn hái lượm luôn thúc đẩy con người tiền sử đi tìm những vùng đất mới. Vậy ai đã ở lại Kostenki để xây nên các công trình kỳ công như vậy?
Một điều đáng ngạc nhiên khác, "nhà ma mút" Kostenki không hề có dấu hiệu từng được con người cư trú bên trong. Do đó, mục đích xây dựng của công trình này vẫn chưa được sáng tỏ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h