VTV.vn - Năm 2022, iPhone chiếm đến 46,05% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước, tương đương 1,162 tỷ USD.
- iPhone có một tính năng bảo vệ được giấu rất kỹ: Khi gặp tình huống nguy hiểm, bật ngay lên để thấy điều bất ngờ!
- iPhone gập đầu tiên của Apple có gì đặc biệt, giá đắt cỡ nào?
- iPhone 15 Ultra sẽ 'cắt đuôi' đối thủ nhờ trang bị 'có một không hai' này
- Đây là mẫu "iPhone tốt nhất" nên mua nếu bạn không đủ tiền tậu iPhone 14: Những ai đoán là iPhone 13 đều sai cả!
Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2022 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy trong năm 2022, nhập khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đạt 21,12 tỷ USD, giảm 1,61% so với năm 2021 và chiếm trên 5,89% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Trong đó, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI đạt 20,14 tỷ USD, giảm 0,9% so với năm trước và chiếm 95,37% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng.
Về thị trường nhập khẩu, nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn chiếm chủ yếu tỷ trọng nhập khẩu điện thoại và linh kiện. Riêng kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này đã chiếm 92,6% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng.
Về chủng loại nhập khẩu, năm 2022, nhập khẩu điện thoại di động nguyên chiếc của Việt Nam đạt trị giá trên 3,5 tỷ USD, tăng 10,46% so với năm 2021 và chiếm 16,57% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.
Năm 2022, iPhone đứng đầu khi chiếm 46,05% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước, tương đương 1,162 tỷ USD.
Tại đây, điện thoại iPhone, Samsung, Oppo, Xiaomi là những thương hiệu điện thoại được nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam (chiếm 93,43%). iPhone đứng đầu khi chiếm 46,05% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước (1,162 tỷ USD). Samsung đứng thứ 2 với kim ngạch nhập khẩu gần 940 triệu USD, Oppo hơn 442 triệu USD…
Về linh kiện, phụ kiện điện thoại, trong năm 2022 đạt trị giá nhập khẩu trên 17,62 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. Linh kiện nhập khẩu chủ yếu từ các doanh nghiệp khác với tỷ trọng lên đến hơn 99%, thị phần các hãng lớn như LG, Samsung chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Việt Nam sản xuất 210 triệu chiếc điện thoại
Trong chiều ngược lại, theo Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2022, điện thoại các loại và linh kiện giữ vững vị trí đầu tiên, là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Theo báo cáo, trong năm 2022, số lượng điện thoại sản xuất ở Việt Nam ước đạt khoảng 210,5 triệu chiếc, giảm 9,1% so với năm 2021. Trị giá sản xuất linh kiện điện thoại đạt khoảng 663.700 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2021.
Việt Nam sản xuất 210 triệu chiếc điện thoại trong năm 2022
Cũng theo báo cáo trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,81% so với năm 2021 và chiếm 15,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Trong đó, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI đạt 57,8 tỷ USD, tăng 1,35% so với năm trước và chiếm 99,67% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.
Về chủng loại, xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc đạt 33,32 tỷ USD, tăng 0,67% so với năm 2021, chiếm 57,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại Samsung đạt trên 31,42 tỷ USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước.
Về xuất khẩu linh kiện, phụ kiện điện thoại đạt trên 24,67 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu các loại linh kiện khác chiếm tỷ trọng chủ yếu với kim ngạch hơn 20 tỷ USD, chiếm 98%, xuất khẩu linh kiện của các hãng Samsung, LG, Asus, iPhone chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng điện thoại và linh kiện là: Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc, UAE, Hong Kong (Trung Quốc) Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 16,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với 2021. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với kim ngạch 11,9 tỷ USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập
Meta đang gặp sự cố ngừng hoạt động lớn trên tất cả các nền tảng của mình, bao gồm Facebook, Instagram, Threads, Messenger và WhatsApp.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời