Theo Nghị định 13 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin, cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu.
Được áp dụng với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin, Nghị định 13 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018. Đây cũng là thời điểm Luật Tiếp cận thông tin chính thức có hiệu lực.
Theo quy định tại Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua tháng 4/2016, một trong những nguyên tắc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin là việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Cụ thể, Nghị định 13 quy định, người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin, đứng đầu đơn vị được giao đầu mối cung cấp thông tin có trách nhiệm bố trí nơi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết khác phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm bố trí địa điểm đọc, nghe, xem, ghi chép, sao chép, chụp thông tin để cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan; bố trí thiết bị tại trụ sở cơ quan phù hợp với hình thức cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của công dân; sử dụng các biện pháp để tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác; đồng thời cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu.
Về ứng dụng CNTT trong việc cung cấp thông tin, Nghị định 13 nêu rõ, người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các biện pháp kỹ thuật nhằm ứng dụng CNTT trong việc cung cấp thông tin; tổ chức số hóa, sử dụng kỹ thuật CNTT trong quản lý tài liệu điện tử, quản lý thông tin, theo dõi việc cung cấp thông tin thông qua Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử để đảm bảo cung cấp thông tin cho công dân thuận lợi, kịp thời, dễ dàng tra cứu.
Bên cạnh đó, tùy theo tình hình thực tế, chữ ký số có thể được sử dụng trong các trường hợp thông báo từ chối, gia hạn, thông báo về việc giải quyết yêu cầu tiếp cận thông tin trong trường hợp có yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua mạng điện tử.
Cũng theo Nghị định mới ban hành, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để đăng tải Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có).
Các đơn vị liên quan phụ trách cơ sở dữ liệu của cơ quan có trách nhiệm duy trì, lưu giữ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu và kết nối với Chuyên mục về tiếp cận thông tin để thuận tiện cho việc truy cập thông tin của công dân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4