Nguồn nước lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở đáy một khu mỏ tại Canada: Nó đã 2 tỷ năm tuổi!

    Đức Khương,  

    Khi phân tích chất lỏng, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của sự sống trong đó!

    Sâu thẳm trong một khu mỏ ở Canada, các nhà nghiên cứu đã có một khám phá đáng kinh ngạc, đó chính là nguồn nước lâu đời nhất thế giới từng được biết đến. Nó được tìm thấy ở độ sâu khoảng 3 km, và có niên đại hết sức ấn tượng - khoảng 2 tỷ năm tuổi.

    Nguồn nước lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở đáy một khu mỏ tại Canada: Nó đã 2 tỷ năm tuổi! - Ảnh 1.

    Vào năm 2013, các nhà khoa học đã tìm thấy nước có niên đại khoảng 1,5 tỷ năm tại Kidd Mine ở Ontario, Canada, nhưng vào năm 2016, cuộc điều tra sâu hơn đã phát hiện ra một nguồn thậm chí còn cổ xưa hơn bị chôn vùi dưới lòng đất.

    Mỏ Kidd ở Ontario, Canada - nơi nguồn nước này được tìm thấy, là mỏ kim loại cơ bản sâu nhất trên thế giới. Khi các thợ mỏ tiến sâu hơn vào lớp vỏ Trái đất để tìm kiếm đồng, kẽm và bạc. Họ đã bất ngờ tìm thấy cặn nước, sau đó các nhà nghiên cứu đã phân tích nó bằng cách nghiên cứu các khí bị mắc kẹt bên trong. Nước bị mắc kẹt trong các vết nứt đá thường có các khí như heli và xenon - bằng cách đo các chất này, các nhà khoa học có thể biết được nước niên đại chính xác của nguồn nước.

    Nguồn nước lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở đáy một khu mỏ tại Canada: Nó đã 2 tỷ năm tuổi! - Ảnh 2.

    Kidd Mine, gần Timmins, Ontario, Canada là mỏ kim loại cơ bản sâu nhất trên thế giới. Đáy của trục số 4 tại Kidd Creek Mine D sâu tới 3.014,3 mét dưới bề mặt và 2.735 mét dưới mực nước biển, đây cũng được coi là điểm phi biển sâu nhất có thể tiếp cận được trên Trái đất.

    Nhà địa hóa học Barbara Sherwood Lollar từ Đại học Toronto (Canada) cho biết: "Phát hiện này thực sự đã đẩy lùi sự hiểu biết của chúng ta về việc nước chảy có thể cổ xưa như thế nào và vì vậy nó thực sự thúc đẩy chúng tôi phải tìm cách khám phá thêm. Hiện tại, các nhà khoa học đã tận dụng lợi thế khám phá sâu hơn vào trong lòng Trái đất. Khi mọi người nghĩ về thứ nước này, họ cho rằng đó phải là một lượng nước nhỏ bị mắc kẹt trong đá. Nhưng thể tích của nước lớn hơn nhiều so với dự đoán. Những thứ này đang chảy với tốc độ hàng lít mỗi phút - thể tích của nước lớn hơn nhiều so với dự đoán của bất kỳ ai".

    Nhưng niên đại xa xưa của nước không phải là khám phá quan trọng duy nhất. Khi phân tích chất lỏng, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của sự sống trong đó! Mặc dù họ vẫn chưa tìm thấy vi khuẩn sống thực sự, nhưng những gì họ tìm thấy trên thực tế là những dấu vết hiện hữu của sự sống, điều đó cho thấy rằng đã có một số dạng vi sinh vật sống trong nguồn nước này từ rất lâu.

    Nguồn nước lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở đáy một khu mỏ tại Canada: Nó đã 2 tỷ năm tuổi! - Ảnh 3.

    Bằng cách phân tích các khí hòa tan trong nước ngầm cổ đại này bao gồm heli, neon, argon và xenon, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định niên đại của nó ít nhất 2 tỷ năm, khiến nó trở thành nguồn nước lâu đời nhất được biết đến trên Trái đất.

    Phân tích trước đây về hàm lượng sunphat của vùng nước 1,5 tỷ năm tuổi được tìm thấy trước đó ở độ sâu 2,4 km cho thấy rằng lượng sunphat trong nước không hề được xuống lòng đất bởi nước trên bề mặt, thay vào đó nó được tạo ra ngay tại chỗ do phản ứng hóa học giữa nước và đá.

    Điều này có nghĩa là các điều kiện địa hóa trong những nguồn nước cổ xưa bị chia cắt khỏi bề mặt này thực sự có thể đủ để duy trì sự sống của vi sinh vật - các hệ sinh thái ngầm độc lập, có khả năng tồn tại hàng tỷ năm.

    Một trong những nhà nghiên cứu, Long Li từ Đại học Alberta, cho biết trong một thông cáo báo chí: "Yếu tố đáng kinh ngạc là khả năng có thể xẩy ra rất cao".

    "Nếu các quá trình địa chất có thể cung cấp nguồn năng lượng ổn định một cách tự nhiên trong những tảng đá này, thì sinh quyển dưới bề mặt và trên mặt đất hiện đại có thể mở rộng đáng kể cả về chiều rộng và chiều sâu".

    Nguồn nước lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở đáy một khu mỏ tại Canada: Nó đã 2 tỷ năm tuổi! - Ảnh 4.

    Nước ngầm thường chảy rất chậm so với nước bề mặt, chậm nhất là 1 mét mỗi năm. Nhưng khi khai thác bằng các lỗ khoan trong mỏ, nó có thể chảy với tốc độ khoảng 2 lít/phút. Trong nghiên cứu trước đó mà nhóm nghiên cứu đã công bố vào tháng 10/2016, phân tích hàm lượng sunfat trong nước ở khoảng cách 2,4 km cho thấy một điều thú vị; đó là sunfat được tạo ra tại chỗ trong một phản ứng hóa học giữa nước và đá, chứ không phải kết quả của sunfat được nước mặt mang xuống đất. Điều này có nghĩa là các điều kiện địa hóa trong những vũng nước cổ xưa bị cắt khỏi bề mặt này có thể đủ để duy trì sự sống của vi sinh vật.

    Thực tế, phát hiện này không chỉ cho chúng ta biết được rằng một thứ gì đó có thể tồn tại và thậm chí sinh sôi nảy nở, trong nước lâu đời và sâu trong lòng đất. Hơn thế nữa, nó còn có ý nghĩa rằng các khu vực tiềm năng có thể sinh sống được của Trái đất có thể lớn hơn rất nhiều.

    Ngoài ra, khám phá này còn củng cố cho chúng ta thêm niềm tin rằng khả năng tồn tại sự sống bên ngoài hành tinh có thể lớn hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ - mặc dù các dòng sông không còn chảy trên bề mặt sao Hỏa, nhưng vẫn còn các nguồn nước lỏng và băng dưới bề mặt của Hành tinh Đỏ, và nó có thể cung cấp các điều kiện cần thiết cho sự sống phát triển.

    Tham khảo: Earthlymission

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ