Galaxy Note 10 và Note10+ được đặt giá niêm yết 22.9 và 26.9 triệu đồng, nhưng mức giá thực tế sẽ rẻ hơn nếu khách hàng thương lượng với cửa hàng.
Mức giá của Galaxy Note 10 và Galaxy Note 10 tại Việt Nam lần lượt là 22.9 triệu đồng và 26.9 triệu đồng. Với mức giá này, Galaxy Note 10 đã tiếp tục phá vỡ kỷ lục của Galaxy Note 9 và S10 để trở thành mẫu smartphone đắt nhất từ trước đến nay mà hãng điện tử Hàn Quốc giới thiệu tại VN.
Tuy nhiên, đó chỉ là giá bán lẻ đề xuất của Samsung. Còn thực tế, một số đại lý đang bán Galaxy Note 10 và Note 10 với giá rẻ hơn đáng kể, lên tới vài triệu đồng.
Không nhận quà, trừ thẳng giá
Khi người dùng bỏ ra 22.9/26.9 triệu đồng để sở hữu Galaxy Note 10/Note 10 , những gì họ nhận được không chỉ là mình chiếc điện thoại mà còn là những phần quà của hãng và nhà bán lẻ. Một số phần quà tiêu biểu được tặng kèm Note 10/Note 10 trong đợt này bao gồm tai nghe Galaxy Buds, vòng đeo tay sức khỏe Galaxy Fit, loa Harman Kardon Onyx Studio... Nhưng không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng những món đồ này, và đối với họ, bỏ tiền ra cho thứ mình không cần đến như một sự lãng phí không đáng có.
Không phải ai cũng có nhu cầu nhận những phần quà này.
Đáp ứng được nhu cầu này, một số đại lý đã cho phép khách hàng bỏ quà và trừ thẳng vào giá bán sản phẩm. Cụ thể, giá của Galaxy Note 10 sau khi trừ quà là khoảng 22 triệu đồng, còn Galaxy Note 10 là 19 triệu đồng. Khi kết hợp với ưu đãi của một số ngân hàng, mức giá trên tiếp tục giảm thêm khoảng 1 triệu đồng.
Giá trị thật của Galaxy Note 10 thấp hơn đáng kể mức công bố của hãng.
Bị Samsung cấm cửa, nhà bán lẻ "đi cửa sau" với khách
Sau khi trừ quà, giá bán của Galaxy Note 10 và Note 10 rẻ hơn cả vài triệu đồng so với niêm yết và khiến cho bộ đôi smartphone này trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Vậy tại sao Samsung không chịu bán mình cái điện thoại mà cứ phải bán kèm "quà" để rồi độn giá sản phẩm lên? Chúng tôi đã giải thích điều này trong một bài viết trước, và để tóm tắt thì đây là cách để Samsung nâng giá bán các sản phẩm cao cấp của mình ngang ngửa với đối thủ (điển hình là iPhone), tạo cho người dùng tâm lý rằng smartphone Samsung cũng "xịn" chẳng kém gì.
Quà tặng kèm là cách để Samsung tăng giá bán sản phẩm và khẳng định vị thế thương hiệu.
Do muốn khẳng định vị thế của thương hiệu, kèm theo việc không muốn sản phẩm của mình vào tình trạng loạn giá, Samsung không cho phép các nhà bán lẻ đưa ra "mức giá thật" (sau khi trừ quà) của Galaxy Note 10 mà bắt buộc phải sử dụng giá niêm yết. Ngay cả việc trừ quà giảm giá cũng không được phép công bố rộng rãi, buộc lòng các nhà bán lẻ phải khuyến khích khách hàng chủ động liên hệ số hotline, hoặc để lại số điện thoại để nhân viên có thể trao đổi riêng.
Các nhà bán lẻ sẽ không công khai thông tin về việc trừ quà giảm giá, thay vào đó là tìm cách để liên hệ riêng với khách hàng.
Vào vài một người có nhu cầu mua Note 10 nhưng không muốn lấy quà, chúng tôi đề đạt vấn đề này trong phần bình luận (công khai) trên website một nhà bán lẻ. Nhân viên của cửa hàng này sau đó trả lời "chưa có thông tin để hỗ trợ". Nhưng sau đó khoảng 15 phút, số điện thoại mà chúng tôi sử dụng để để lại lời bình luận nhận được cuộc điện thoại từ nhà bán lẻ đó, cho biết rằng họ sẽ sẵn sàng mua lại quà để trừ thẳng vào giá bán.
Chúng tôi thử cách thức tương tự với một nhà bán lẻ khác. Cũng như nhà bán lẻ đầu tiên, trên trang bình luận công khai, đại diện của nhà bán lẻ này không đưa ra bất cứ câu trả lời nào về việc có chấp nhận trừ quà giảm giá hay không, mà chỉ xin số điện thoại của khách hoặc yêu cầu khách gọi đến số hotline để "tư vấn trực tiếp".
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các đại lý đều cho phép người dùng trừ quà giảm giá, trong đó bao gồm hai đại lý cấp 1 với quy mô lớn tại Việt Nam là Thế Giới Di Động và FPT Shop. Thay vào đó, khách hàng sẽ cần tìm đến những chuỗi cửa hàng với quy mô nhỏ hơn, chính sách cũng được nới lỏng hơn so với những "ông lớn".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming