Nhà cung ứng quan trọng của Intel và Samsung bị công nhân "tuồn" công nghệ sang Trung Quốc

    Tấn Minh,  

    Sáu người đã bị bắt tại Đài Loan, bị cáo buộc đã trả gần 6 triệu USD để sở hữu những bí mật liên quan công nghệ sản xuất chip.

    Một công ty Trung Quốc hôm thứ hai vừa qua đã Cabị cáo buộc thu thập các bí mật về nguyên liệu sản xuất chip, vốn bị rò rỉ ra ngoài bởi các nhân viên cả hiện tại lẫn đã nghỉ việc của tập đoàn hóa chất Đức BASF - một nhà cung ứng quan trọng của các hãng sản xuất bán dẫn toàn cầu bao gồm Intel và Samsung Electronics.

    Cáo buộc này xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc đang dồn lực phát triển ngành công nghiệp bán dẫn quốc nội để khép lại khoảng cách công nghệ với các công ty bán dẫn toàn cầu.

    Sáu công dân Đài Loan, bao gồm một nhà quản lý hiện tại và 5 cựu quản lý tại Chi nhánh Đài Loan của BASF, đã bị buộc tội rò rỉ các công nghệ hóa học dùng trong sản xuất điện tử sang cho một công ty Trung Quốc kể từ năm 2017 đến nay - theo công bố của Cục Điều tra Tội phạm Đài Loan. Những người này bị cáo buộc đã được trả 40 triệu Nhân dân tệ (tương đương 5,8 triệu USD) để tiết lộ công nghệ.

    "Một vài công nghệ của BASF đã bị chuyển cho công ty Trung Quốc thông qua các nhân viên và cựu nhân viên của công ty Đức" - một nhân viên điều tra của Cục nói, đồng thời tiết lộ tên của công ty Trung Quốc đã mua công nghệ là Jiangyin Jianghua Microelectronics Materials.

    BASF nói trong một tuyên bố trên website của họ rằng công ty đã biết một nhân viên hiện đang bị đặt dưới sự điều tra của chính quyền Đài Loan. Công ty này cho biết sẽ hợp tác với cuộc điều tra, và đã cho nhân viên kia nghỉ việc.

    BASF có thể mất đến 114 triệu USD bởi vụ trộm công nghệ - dựa trên ước tính của công ty.

    Theo các nhân viên điều tra Đài Loan, nhà cung ứng Trung Quốc đã thu thập công nghệ và công thức của sulfur và nước amoniac siêu tinh khiết dùng để sản xuất linh kiện điện tử - đó là những nguyên liệu quan trọng được dùng trong các quy trình sản xuất chip tiên tiến - nhằm sản xuất ra các nguyên liệu tại một nhà máy mới được xây dựng ở Trấn Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

    Vụ việc bắt đầu vào đầu năm 2017 khi công ty Trung Quốc đã thuê một trong các nghi phạm, một quản lý đã nghỉ hưu tại nhà máy của BASF ở Đào Viên, nhằm lôi kéo các kỹ sư và cấu kết với một lãnh đạo đến từ công ty Đức để rò rỉ những công nghệ quan trọng đến Trung Quốc.

    Sáu nghi phạm đã bị tra hỏi và bắt giữ tại Đài Loan sau khi trở về nước từ Trung Quốc. Họ đã bị chuyển đến văn phòng khởi tổ địa phương để điều tra sâu hơn vào chiều thứ Hai.

    Nhà cung ứng quan trọng của Intel và Samsung bị công nhân tuồn công nghệ sang Trung Quốc - Ảnh 1.

    BASF cho biết công ty đã tăng cường các hệ thống bảo mật thông tin sau biến cố không đáng có ở trên, đồng thời hứa hẹn sẽ đầu tư nhiều hơn để bảo vệ công ty và các công nghệ sản xuất và tài sản trí tuệ của các khách hàng.

    Được biết, BASF là công ty hóa chất lớn nhất thế giới xét theo lợi nhuận và nắm giữ những công thức liên quan chất liệu hóa học tiên tiến trong sản xuất những con chip hiện đại. Công ty này cung ứng dung hầu như tất cả các hãng sản xuất bán dẫn trên thế giới, bao gồm Micron Technology của Mỹ, SK Hynix của Hàn Quốc và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co.

    Tham vọng của ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc bao gồm việc phá bỏ thế gần như độc quyền của các công ty phương tây trong các thiết bị sản xuất chip và các loại chất liệu - nền tảng của ngành công nghiệp. Lệnh cấm xuất khẩu những loại hàng hóa cung ứng như vậy sẽ đe dọa cho sự phát triển của ngành bán dẫn Trung Quốc.

    Phía Mỹ đã buộc tội Trung Quốc đánh cắp hoặc buộc các công ty Mỹ tiết lộ bí mật kinh doanh và tài sản trí tuệ nhằm nâng cấp ngành công nghiệp của đất nước.

    Vào tháng 10/2018, chính phủ Mỹ đã cấm các công ty Mỹ làm ăn kinh doanh với Fujian Jinhua Integrated Circuit, một hãng sản xuất chip nhớ ít nổi tiếng, cáo buộc hãng này đánh cắp bí mật thương mại từ đối thủ Mỹ là Micron.

    Fujian Jinhua là một trong những dự án hàng đầu trong nỗ lực phát triển ngành công nghiệp chip của Trung Quốc. Cả Fujian Jinhua và United Microelectronics Corp (Đài Loan) đã bị kết tội làm gián điệp kinh tế bởi chính phủ Mỹ.

    Tham khảo: NikkeiAsian

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ